Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Bác sỹ gác chân để khám bệnh tốt hơn! Tại sao không ?

Ai bảo bác sỹ khi khám bệnh là phải chau chuốt hình ảnh của mình như người mẫu đi trên sàn catwalk? Gác chân lên giường bệnh cũng chỉ để khám bệnh được tốt hơn, tại sao không?


Bác sỹ gác chân để khám bệnh tốt hơn! - Ảnh 1

Sự lan truyền của bức ảnh này trên cộng đồng mạng khiến một bác sỹ phải từ chức vì không chịu được áp lực.

Bác sỹ H. (bệnh viện huyện Lâm Thao, Phú Thọ) đã không chịu được trước áp lực của dư luận về tấm hình chụp mình đang giẫm chân lên giường bệnh nhân lan truyền chóng mặt trên các trang mạng xã hội. Và, ông đã từ chức trước khi bị kỷ luật về việc “để lại hình ảnh xấu của lương y trong lòng người dân”.
Trong khi nhiều bác sỹ ra trường đang quay lưng với bệnh viện công và đổ xô đến các bệnh viện tư tìm kiếm cơ hội, đào tạo một bác sỹ ra trường tốn kém không ít tiền của thì sự từ chức của một trường khoa tại một bệnh viện tuyến huyện là một tổn thất lớn.
“Lương y như từ mẫu”, trên thực tế có ai mang mẹ mình ra để “đấu tố” trước dư luận không? Dù người mẹ có như thế nào đi chăng nữa thì phận làm con là phải nghe lời, hết lòng phụng dưỡng cha mẹ, trái đạo là bất hiếu.
Trong luật pháp Việt Nam, bác sỹ có quyền làm những điều mà pháp luật không cấm. Dù hình ảnh của vị bác sỹ này bị đánh giá là phản cảm, nhưng khi lương ý hết lòng vì sức khỏe người bệnh thì có mấy ai quan tâm đến việc làm đẹp hình ảnh của mình. Còn nếu lúc nào cũng chỉ chăm chú làm sao cho hình ảnh của mình được "bóng lộn" trước dư luận thì chắc gì, việc thăm khám bệnh đã mang đến hiệu quả? Mất quá nhiều tâm trí vào việc chau chuốt hình ảnh thì còn thời gian nào để học tập, trau dồi chuyên môn? Bác sỹ này đi khám bệnh chứ ông có phải người mẫu trên sàn catwalk đâu mà phải diễn một cách lung linh trước ống kính?
Cá nhân người viết là một người bình thường. Khi nhìn chăm chú vào bức ảnh này cũng chỉ thấy đây là một việc hết sức bình thường khi bác sỹ đang cố vần lưng bệnh nhân nọ lên để khám bệnh. Chiếc giường kê sát tường và người bệnh nhâncũng nằm sát tường. Hoàn cảnh ấy bắt buộc bác sỹ phải đặt một chân lên để giữ thăng bằng mới có thể nâng bệnh nhân lên khám được. Còn những người phản đối việc này chắc họ nghĩ, bác sỹ cũng phải có biệt tài "đổ người" kiểu Michael Jackson chăng?
Nếu không giẫm chân, chẳng may không trụ vững và ngã vào bệnh nhân, vô tình khiến bệnh tình của bệnh nhân xấu đi thì lại là một câu chuyện tày đình.
Suy cho cùng thì với những ai đã mặc định hình ảnh này là một sự bậy bạ và có khả năng đặc biệt “vạch lá tìm sâu” mới sửng sốt với hình ảnh thăm khám bệnh hết sức bình thường này. Giẫm chân đã là cái gì, nếu bệnh nhân cần hô hấp nhân tạo hay nguy kịch đến tính mạng thì có nhảy bổ lên giường, bác sỹ cũng phải làm thôi. Tình huống nước sôi lửa bỏng, người ta có thể không cần soi xét đến quy trình hay thẩm mỹ. Làm một bác sỹ có tâm thì không từ chối bất cứ yêu cầu nghề nghiệp nào. Tất cả là vì sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân.
Trên thực tế, đã có những trường hợp y bác sỹ vì muốn làm đúng quy trình mà không cứu được bệnh nhân và bị quy kết là tắc trách, là vô cảm trước người bệnh. Đấy "lưỡi không xương nhiều được lắt léo", trong trường hợp này, bác sỹ H. đã bỏ qua những thủ tục kiểu “hành là chính” và hành động bằng lương tâm thì bị coi là để lại hình ảnh phản cảm trong mắt đồng nghiệp và nhân dân.
Mà khéo khen cho cái người chụp nên bức ảnh chộp ngay khoảnh khắc dễ bị dư luận hiểu lầm nhất để tung lên mạng. Cái sự hả hê trên nước mắt của người đời có chắc được vinh quang? Chính anh H cũng đã buồn bã tâm sự rằng: "Nếu là clip quay thì lại là tốt nhưng lại là 1 khoảnh khắc đặt chân lên làm động tác gì đấy thì người ta hiểu khác.".
Vị bác sỹ đặt chân lên giường bệnh nhân kia chỉ muốn khám bệnh được tốt hơn. Vì với tuổi tác và trình độ của một bác sỹ trưởng khoa tại một bệnh viện thì tinrằng, anh ta đủ khả năng nhận thức thế nào là một hành động phản cảm. Hơn nữa, trước khi gác chân, bác sỹ này đã có hành động bỏ dép, có nghĩa là chủ động với hành vi của mình.
Tiếc rằng, sự tận tâm với nghề đã phản tác dụng. Dù người nhà bệnh nhân đã chủ động bênh vực bác sỹ này nhưng chính anh lại khuyên họ rằng đó là quy định của bệnh viện (theo nội dung cam kết của CBCNV khi tiếp xúc với bệnh nhân).
Vậy là chỉ vì một sự cố hiểu nhầm đáng tiếc, chúng ta lại mất đi một bác sỹ giỏi và tận tâm với nghề.
Bệnh viện mất đi một bác sỹ giỏi, lợi ích của bệnh nhân bị đánh đổi với một hành động "đáng ra" phải đẹp liệu có đáng?
Bảo Vy
Theo nguoiduatin.vn
Tin khác:

Điểm trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch tỉnh An Giang

Bão số 1: Sơn La có 7 người chết, 4 người mất tích

Nữ Chủ tịch xã thuê côn đồ 'dằn mặt' chồng khai gì?

Nhân Quả Ba Đời - Thích Trí Huệ


Không có nhận xét nào: