Nhật chuyển công nghệ giữ thực phẩm tươi 10 năm cho VN
(ĐVO) – Việt Nam vừa tiếp quản công nghệ bảo quản nông sản, thực phẩm (CAS) hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản. Theo đó nông thủy sản sẽ được giữ tươi ngon đến 99,7% so với lúc vừa thu hoạch trong thời gian lên đến 10 năm.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân, đây là công nghệ rất hiện đại, có giá lên đến hàng triệu USD. Sắp tới nếu thành công, tin rằng không chỉ quả dưa hấu, các loại nông sản khác có thể bảo quản được vài tháng, có thể tới vài năm.
Theo ông Trần Ngọc Lân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học - Công nghệ), người phụ trách dự án, CAS là công nghệ hoạt động theo nguyên lý kết hợp giữa đông lạnh nhanh ở nhiệt độ -45 độ C với từ trường, đối tượng được đông lạnh là hải sản, nông sản, thực phẩm...
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh trong thực tế, sau từ 1 -2 năm, thậm chí là 10 năm tùy theo sản phẩm, thực phẩm sau khi bảo quản có chất lượng tươi ngon đạt 99,7% so với khi mới thu hoạch.
‘Tức là hôm nay đưa vào con cá, con tôm, quả vải, quả quýt, cây nấm..., 1 năm sau, 2 năm sau vẫn như mới. Trong khi ở Việt Nam, hoa quả đã qua thuốc bảo quản cũng chỉ để được cùng lắm 2 tháng. Gạo sau 1-2 năm bị mủn. Còn ở Nhật, hoa quả tối đa 5 năm, gạo 10 năm vẫn y nguyên’, ông Lân cho biết.
Việc Việt Nam sở hữu công nghệ CAS có thể coi là một sự kiện khó tin bởi đây là công nghệ vô cùng mới trong lĩnh vực công nghệ bảo quản nông sản, hải sản, thực phẩm mà không phải quốc gia nào cũng tiếp cận được.
Ông Norio Owada, Chủ tịch Tập đoàn ABI (Nhật Bản), đồng thời là nhà sáng chế độc quyền công nghệ CAS cho biết: “Tôi mong muốn công nghệ CAS được chuyển giao vào Việt Nam sẽ giúp người làm nông nghiệp, ngư dân, hay những người chăn nuôi gia súc có cuộc sống tốt hơn. Hoa quả xuất khẩu, nếu không có kỹ thuật bảo quản sẽ chóng hỏng, khi đó giá thành sẽ thấp. Khi Việt Nam sử dụng công nghệ của chúng tôi, các bạn có thể đưa nguyên liệu hay sản phẩm ra các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới với giá thành cao hơn. Đó cũng là lý do phía Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là nước thứ 8 chuyển giao công nghệ này".
Quá trình chuyển giao và hợp tác sẽ chia làm 3 giai đoạn. Bước đầu tiên (2013 - 2014), xây dựng trung tâm công nghệ CAS, 3 sản phẩm được lựa chọn thử nghiệm là: quả vải, tôm sú và cá ngừ.
Giai đoạn 2 (2015 - 2016) sẽ chuyển giao công nghệ CAS ở một số doanh nghiệp hải sản, nông sản Việt Nam; Giai đoạn 3 sẽ chuyển giao chế tạo thiết bị CAS tại Việt Nam; đồng thời thành lập Liên doanh sản xuất và xuất khẩu nông sản, hải sản, thực phẩm Việt Nam bằng công nghệ CAS (với thị trường Nhật Bản và các nước khác).
Phòng thí nghiệm CAS đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 6. Ông Lân chia sẻ: “Mong muốn của chúng tôi là công nghệ CAS sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch để giải một trong các bài toán khó của phát triển nông nghiệp hàng hóa, đó là bảo quản tươi hải sản và nông sản nhiệt đới Việt Nam để xuất khẩu và phục vụ dân sinh”.
“Hiện đang là mùa vải nên chúng tôi chọn vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm thử nghiệm đầu tiên. Mục tiêu trước mắt, sẽ bảo quản trong 6 tháng. Sau đó, tiến tới có thể lưu trữ quả vải trong vòng 1 năm. Nghĩa là tới đây, không riêng người tiêu dùng có thể mua vải thiều ăn quanh năm mà đặc sản này có thể xuất khẩu sang tận Mỹ và các nước châu Âu”, ông Lân nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân, đây là công nghệ rất hiện đại, có giá lên đến hàng triệu USD. Sắp tới nếu thành công, tin rằng không chỉ quả dưa hấu, các loại nông sản khác có thể bảo quản được vài tháng, có thể tới vài năm.
Theo ông Trần Ngọc Lân, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển vùng (Bộ Khoa học - Công nghệ), người phụ trách dự án, CAS là công nghệ hoạt động theo nguyên lý kết hợp giữa đông lạnh nhanh ở nhiệt độ -45 độ C với từ trường, đối tượng được đông lạnh là hải sản, nông sản, thực phẩm...
Các nhà khoa học Nhật Bản đã chứng minh trong thực tế, sau từ 1 -2 năm, thậm chí là 10 năm tùy theo sản phẩm, thực phẩm sau khi bảo quản có chất lượng tươi ngon đạt 99,7% so với khi mới thu hoạch.
‘Tức là hôm nay đưa vào con cá, con tôm, quả vải, quả quýt, cây nấm..., 1 năm sau, 2 năm sau vẫn như mới. Trong khi ở Việt Nam, hoa quả đã qua thuốc bảo quản cũng chỉ để được cùng lắm 2 tháng. Gạo sau 1-2 năm bị mủn. Còn ở Nhật, hoa quả tối đa 5 năm, gạo 10 năm vẫn y nguyên’, ông Lân cho biết.
Vải thiều được lựa chọn ứng dụng công nghệ bảo quản mới |
Ông Norio Owada, Chủ tịch Tập đoàn ABI (Nhật Bản), đồng thời là nhà sáng chế độc quyền công nghệ CAS cho biết: “Tôi mong muốn công nghệ CAS được chuyển giao vào Việt Nam sẽ giúp người làm nông nghiệp, ngư dân, hay những người chăn nuôi gia súc có cuộc sống tốt hơn. Hoa quả xuất khẩu, nếu không có kỹ thuật bảo quản sẽ chóng hỏng, khi đó giá thành sẽ thấp. Khi Việt Nam sử dụng công nghệ của chúng tôi, các bạn có thể đưa nguyên liệu hay sản phẩm ra các nước trong khu vực và nhiều nước khác trên thế giới với giá thành cao hơn. Đó cũng là lý do phía Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là nước thứ 8 chuyển giao công nghệ này".
Quá trình chuyển giao và hợp tác sẽ chia làm 3 giai đoạn. Bước đầu tiên (2013 - 2014), xây dựng trung tâm công nghệ CAS, 3 sản phẩm được lựa chọn thử nghiệm là: quả vải, tôm sú và cá ngừ.
Giai đoạn 2 (2015 - 2016) sẽ chuyển giao công nghệ CAS ở một số doanh nghiệp hải sản, nông sản Việt Nam; Giai đoạn 3 sẽ chuyển giao chế tạo thiết bị CAS tại Việt Nam; đồng thời thành lập Liên doanh sản xuất và xuất khẩu nông sản, hải sản, thực phẩm Việt Nam bằng công nghệ CAS (với thị trường Nhật Bản và các nước khác).
Phòng thí nghiệm CAS đã đi vào hoạt động từ cuối tháng 6. Ông Lân chia sẻ: “Mong muốn của chúng tôi là công nghệ CAS sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch để giải một trong các bài toán khó của phát triển nông nghiệp hàng hóa, đó là bảo quản tươi hải sản và nông sản nhiệt đới Việt Nam để xuất khẩu và phục vụ dân sinh”.
“Hiện đang là mùa vải nên chúng tôi chọn vải thiều Lục Ngạn là sản phẩm thử nghiệm đầu tiên. Mục tiêu trước mắt, sẽ bảo quản trong 6 tháng. Sau đó, tiến tới có thể lưu trữ quả vải trong vòng 1 năm. Nghĩa là tới đây, không riêng người tiêu dùng có thể mua vải thiều ăn quanh năm mà đặc sản này có thể xuất khẩu sang tận Mỹ và các nước châu Âu”, ông Lân nói.