Trang Chủ

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Khoán phạt: Lợi chưa thấy, hại đã rõ

Khoán phạt: Lợi chưa thấy, hại đã rõ
Cập nhật lúc 06h33" , ngày 18/05/2013 
(VnMedia)- Trong cuộc giao lưu trực tuyến Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an đã có những chia sẻ thú vị về tình trạng nhận người nhà công an trong những trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông cũng như chỉ tiêu khoán phạt của ngành công an.

>> Bộ Công an: Cấm việc can thiệp xử lý vi phạm

3 loại thuốc chữa bệnh "xin xỏ" cảnh sát giao thông
Có một thực trạng là, khi vi phạm và bị cảnh sát giao thông (CSGT) giữ lại để xử lí, hầu hết người vi phạm đều rút điện thoại gọi đi “cầu cứu”. Lực lượng làm nhiệm vụ nhiều khi phải miễn cưỡng “xí xóa” cho người vi phạm vì người phải nghe những “khẩu lệnh” của người này, người khác. Bộ Công an đã nhiều lần có chỉ thị, điện chỉ đạo nghiêm cấm cán bộ, chiến sỹ can thiệp, tác động tới lực lượng làm nhiệm vụ. Song thực trạng trên, vẫn diễn ra, không chỉ trong lĩnh vực xử lí hành chính vi phạm trật tự an toàn giao thông mà còn nhiều lĩnh vực khác. 

Về vấn đề này, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an cho rằng, r
õ ràng Đảng ủy Công an Trung ương đã có rất nhiều chủ trương biện pháp ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt mới đây Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Trần Đại Quang đã có Chỉ thị yêu cầu cán bộ Công an các cấp không can thiệp vào các vụ việc vi phạm.
 Ảnh minh họa
 Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an

"Có thể nói lãnh đạo Bộ cũng như thủ trưởng các đơn vị đang
kiên quyết thực hiện chủ trương này. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng gọi điện can thiệp để xử lý nhẹ hoặc tha cho các lỗi vi phạm an toàn giao thông", Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu nói.
Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu cho rằng, nếu kê đơn chữa bệnh này tôi đề xuất ba loại thuốc như sau: Thứ nhất, thủ trưởng cơ quan các cấp cũng như mọi cán bộ chiến sỹ Công an cần thực hiện nghiêm túc theo các quy định của pháp luật cũng như những chỉ đạo của Bộ trưởng.
Thứ hai, bản thân những người thi hành công vụ phải nghiêm túc thực hiện việc xử phạt theo đúng những hành vi vi phạm vì việc này Bộ đã có quy định. Ví dụ các chiến sỹ CSGT khi bị can thiệp có thể xử lý khéo léo bằng cách nói với người can thiệp "đề nghị bác thực hiện theo đúng quy định của Bộ". Các đồng chí CSGT dù bị can thiệp hay không bị can thiệp vẫn phải làm theo đúng pháp luật và quy định của ngành.
Thứ ba, tôi cũng đề nghị người vi phạm cần nêu cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật không nên gọi điện nhờ can thiệp.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng, nếu có cả ba "loại thuốc" này chắc chắn hiện tượng này sẽ giảm.
Khoán phạt: Lợi chưa thấy nhưng hại đã rõ!
Liên quan đến vấn đề để hoàn thành nhiệm vụ được giao, có đơn vị Công an đã giao khoán phần việc cho cấp dưới như khoán chỉ tiêu xử phạt về tiền, phá án mà báo chí phản ánh vừa qua. Việc khoán việc  đã dẫn đến tiêu cực, anh em đi phạt cho đủ chi tiêu. Có người cho rằng, có đơn vị hình sự hóa những vụ việc kinh tế hoặc có thể xử lý hành chính để đủ chi tiêu thi đua cuối năm như: bắt bạc, buôn mấy tép má túy…. 
Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an chia sẻ, vấn đề khoán một số phần việc, khoán phạt, điều tra chưa phải là biện pháp tích cực, đúng là có những phần lợi dụng để vi phạm tiêu cực. Lợi chưa thấy nhiều nhưng hại đã thấy rất rõ.

Thứ trưởng cho rằng, "quan điểm của tôi không nên khoán các phần việc rồi khoán xử phạt… vì bây giờ vấn đề quan trọng nhất là chúng ta phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa để không xảy ra vi phạm. Kể các vụ án điểm và an toàn giao thông. Chúng ta phải làm rất nhiều biện pháp phòng ngừa chứ không dùng biện pháp "khoán" để anh em tích cực nỗ lực làm". 
Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu cũng đưa ra ví dụ minh hoạ cụ thể về trường hợp ông chứng kiến. "Tôi đã được chứng kiến một vụ tại một chốt CSGT khi có xe vi phạm người trực tiếp ngoài đường hỏi bộ phận bàn vi phạm hôm nay được bao nhiêu rồi có phải phạt nữa không thì nhận được trả lời mới được 29 thiếu 1 cứ phạt đi. Nói vậy để thấy cứ khoán sẽ sinh ra lợi dụng tiêu cực", ông nói.
Thứ trưởng Đặng Văn Hiếu cho rằng, đối với điều tra các vụ án cũng vậy: Một đội một tháng làm 30 vụ chưa đủ có thể dẫn tới hình sự hóa các vụ chưa đến mức xử lý dẫn tới bắt giữ, khởi tố, điều tra án oan sai. Quan điểm của tôi, các đơn vị không nên khoán phạt cho các đơn vị và cũng không nên khoán điều tra vì nó dễ dẫn tới lợi dụng có những hoạt động tiêu cực.
"Cái chính phải tiến hành các biện pháp phòng ngừa. Thời gian khoán phạt dành cho việc đi tuần tra kiểm soát và thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Chắc chắn sau đây tập thể lãnh đạo Bộ sẽ bàn về vấn đề này và sau đó sẽ chỉ đạo, hướng dẫn cho Công an các địa phương thực hiện", Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trúc Dân - (ghi
Theo VnMedia.vn - Báo điện tử của tập đoàn BC viễn thông Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét