Philippines điều 3 tàu chiến trấn giữ đảo, ngăn tàu Trung Quốc trên biển Đông
Thứ sáu 24/05/2013 09:16
ANTĐ - Thời gian qua, tình hình tranh chấp đảo giữa Trung Quốc và Philippines đang ngày càng căng thẳng. Ngày 09/05 vừa qua, Philippines đã điều động 3 tàu chiến đến trấn giữ bãi cạn Second Thomas (Second Thomas Reef), hai tàu tuần tra và một tàu đánh cá của Trung Quốc cũng đang có mặt tại bãi cạn nói trên.
- Philippines mua tàu sân bay để quyết đấu với Trung Quốc?
- Philippines đổ tiền tăng cường sức mạnh tác chiến trên biển Đông
- Đài Loan ngạo mạn: 1 tàu chiến cũng đủ “làm cỏ” cả không - hải quân Philippines
- Lục quân Đài Loan (TQ) sẽ đè bẹp lục quân Philippines?
- Đài Loan tập trận cảnh báo Philippines
- Philippines mua hơn 50.000 khẩu Remington M4 của Mỹ
Theo AFP, Trung Quốc đã ngang nhiên tuyên bố chủ quyền bao trọn gần hết biển Đông, thậm chí cả ở những vùng nước cách rất xa đại lục và lấn vào lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á để hiện thực hóa bản đồ “Đường lưỡi bò” phi pháp của họ, gây nguy cơ bất ổn trong khu vực.
Bãi cạn này có tên quốc tế là Second Thomas (Trung Quốc gọi là Ren'ai Jiao), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng trái phép, bằng việc đưa một chiếc tàu chiến từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II tới đây vào cuối những năm 1990 rồi cải tạo lại như một công trình quân sự. Còn Trung Quốc cũng tuyên bố bãi cạn này thuộc lãnh thổ của họ, dưới quyền quản lý của cái gọi là "Thành phố Tam Sa" - tỉnh Hải Nam.
Bãi cạn này có tên quốc tế là Second Thomas (Trung Quốc gọi là Ren'ai Jiao), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng trái phép, bằng việc đưa một chiếc tàu chiến từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II tới đây vào cuối những năm 1990 rồi cải tạo lại như một công trình quân sự. Còn Trung Quốc cũng tuyên bố bãi cạn này thuộc lãnh thổ của họ, dưới quyền quản lý của cái gọi là "Thành phố Tam Sa" - tỉnh Hải Nam.
Tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock của hải quân Phlippines
Second Thomas Reef nằm ở phía đông nam quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 9 độ 39-48 phút vĩ độ bắc, 115 độ 51-54 phút kinh độ đông, cách đảo Vành Khăn 14 hải lý về phía đông nam (về phía Philippines). Bãi cạn này dài 15km, rộng 5,6km, khi thủy triều lên thì ngập nước nhưng khi triều xuống bãi cạn lộ ra gần hết, là nơi có trữ lượng hải sản rất lớn.
Bắt đầu từ ngày 9/05, Philippines đã điều ra đây 3 tàu chiến để ngăn chặn tàu hải quân Trung Quốc. 3 tàu này bao gồm: tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock, tàu khu trục PS-74 và tàu vận tải đổ bộ PS-71.
Tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock là nguyên là tàu bảo vệ Hồng Kông của Hải quân Hoàng gia Anh có lượng giãn nước 800 tấn.Từ trên xuống: Tàu tuần tiễu PS-36 lớp Peacock, tàu vận tải đổ bộ PS-71 và tàu khu trục PS-74
Loạt tàu này do Nhà máy đóng tàu Hall Russell của Scotland chế tạo năm 1981 với giá 10 triệu USD, trong giai đoạn 1984 - 1985, hải quân Anh luôn duy trì 5 tàu loại này ở Hồng Kông. 2 tàu trong số đó chỉ phục vụ ở đây 3 năm rồi được bán cho cho hải quân Ai-len với giá 4 triệu USD, được Ai-len đổi tên và số hiệu thành P-41 Orla và P-42 Ciara.
Sau khi Hồng Kông trở về Trung Quốc năm 1997, 3 chiếc đầu tiên được bán lại cho Philippines và trở thành chiến hạm chủ lực trong lực lượng hải quân nước này. Sau khi về Philippines, 3 tàu này lần lượt được đặt tên là PS-35 Emilio Jacinto, PS-36 Apolinario Mabini và PS-37 Artemio Ricarte.
Tàu chiến từ thời Chiến tranh Thế giới thứ II được Philippines đưa tới bãi đá vào cuối những năm 1990 để biến thành một "Công sự bất đắc dĩ"
Tàu tuần tiễu lớp Peacock có chiều dài 62,6m, rộng 10m, mớn nước 2,72m, lượng giãn nước không tải 652 tấn, đầy tải 763 tấn, thủy thủ đoàn 44 người (gồm 6 sĩ quan và 38 hạ sĩ quan, chiến sĩ, nhân viên phục vụ).
Tàu được lắp đặt 2 động cơ diezen APE Crossley Pielstick, đảm bảo cho tàu chạy với vận tốc 25 hải lý/h, tầm hoạt động 2500km.
Đức Thắng Theo "Thời báo Hoàn Cầu"
Nguồn anninhthudo.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét