Tập kích đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
(ĐVO)-Tờ Tân Kinh xuất bản tại Trung Quốc ngày 12/5 đưa tin, 3 giờ sáng hôm qua 11/5 khi 32 tàu cá Trung Quốc đã chính thức xâm nhập (trái phép) vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đã bị 2 "tàu công vụ nước ngoài" tập kích vào đội hình cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc để kiểm tra khám xét.
Viên thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc biển số F8189, một trong 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa đánh bắt trái phép cho biết, 2 chiếc "tàu công vụ nước ngoài" đã xông thẳng tới đội hình tàu cá Trung Quốc, có lúc chỉ cách 3 đến 4 mét buộc các tàu cá Trung Quốc phải vòng tránh.
2 "tàu công vụ nước ngoài" đã bám theo đội hình tàu cá Trung Quốc suốt 2 giờ đồng hồ, đến 5 giờ sáng thì 2 tàu này rời khỏi khu vực sau khi đã quay phim, chụp ảnh.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc phái 32 tàu cá xâm phạm chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 2 năm trở lại đây.
Động thái này của Bắc Kinh đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như thỏa thuận Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Trong một diễn biến khác, Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/5 đăng bài xã luận tuyên bố, chính quyền Mã Anh Cửu đã quá "nhu nhược và bất lực" trước Philippines trong vụ bắn tàu cá Đài Loan, đồng thời kêu gọi giới chức hãy "làm nhiều hơn nói", cảnh cáo Manila và phái chiến hạm hộ tống tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp trên Biển Đông để trả đũa Philippines.
Làm thế nào để "dạy cho Philippines một bài học", Thời báo Hoàn Cầu lên giọng, Trung Quốc nên tổ chức nhiều đội tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc (bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa, trong đó Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - PV) và phái tàu chiến hộ tống.
Tuy nhiên, âm mưu của Thời báo Hoàn Cầu cũng như những kẻ đứng sau nó đã bị cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân bóc mẽ. Bắc Kinh chỉ muốn lợi dụng vụ tàu Cảnh sát biển Philippines bắn tàu cá Đài Loan làm cái cớ đục nước béo cò, leo thang hơn nữa trên Biển Đông vốn đã rất căng thẳng (vì những hành động leo thang của Trung Quốc).
Mai Nguyên (tổng hợp GDVN)
NGUỒN baodatviet.vn
Viên thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc biển số F8189, một trong 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa đánh bắt trái phép cho biết, 2 chiếc "tàu công vụ nước ngoài" đã xông thẳng tới đội hình tàu cá Trung Quốc, có lúc chỉ cách 3 đến 4 mét buộc các tàu cá Trung Quốc phải vòng tránh.
2 "tàu công vụ nước ngoài" đã bám theo đội hình tàu cá Trung Quốc suốt 2 giờ đồng hồ, đến 5 giờ sáng thì 2 tàu này rời khỏi khu vực sau khi đã quay phim, chụp ảnh.
Đây là lần thứ 2 Trung Quốc phái 32 tàu cá xâm phạm chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong vòng 2 năm trở lại đây.
Động thái này của Bắc Kinh đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế cũng như thỏa thuận Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Ngư dân trong đoàn 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đánh bắt trái phép đứng nhìn 2 "tàu công vụ nước ngoài" đang bám theo, không nhìn rõ tàu nước nào nhưng khẳng định trên tàu ...có vũ khí!? |
Trong một diễn biến khác, Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/5 đăng bài xã luận tuyên bố, chính quyền Mã Anh Cửu đã quá "nhu nhược và bất lực" trước Philippines trong vụ bắn tàu cá Đài Loan, đồng thời kêu gọi giới chức hãy "làm nhiều hơn nói", cảnh cáo Manila và phái chiến hạm hộ tống tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp trên Biển Đông để trả đũa Philippines.
Làm thế nào để "dạy cho Philippines một bài học", Thời báo Hoàn Cầu lên giọng, Trung Quốc nên tổ chức nhiều đội tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc (bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa, trong đó Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - PV) và phái tàu chiến hộ tống.
Tuy nhiên, âm mưu của Thời báo Hoàn Cầu cũng như những kẻ đứng sau nó đã bị cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân bóc mẽ. Bắc Kinh chỉ muốn lợi dụng vụ tàu Cảnh sát biển Philippines bắn tàu cá Đài Loan làm cái cớ đục nước béo cò, leo thang hơn nữa trên Biển Đông vốn đã rất căng thẳng (vì những hành động leo thang của Trung Quốc).
Mai Nguyên (tổng hợp GDVN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét