VOV.VN - Điểm đáng chú ý trong Dự thảo sửa đổi lần 6 Nghị định 71 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến công khai.
- Hà Nội chưa xử phạt “xe không chính chủ”
- Phạt xe không chính chủ: CSGT hướng dẫn không đúng tinh thần
- Nhùng nhằng chuyện phạt xe không chính chủ và MBH
Tại Dự thảo sửa đổi lần 6 Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang lấy ý kiến đóng góp từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong cả nước, Bộ GTVT đã không đưa ra quy định xử phạt đối với các hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (xe không chính chủ) và hành vi đội mũ bảo hiểm rởm.
Theo quy định hiện hành, tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP, chủ xe mô tô, xe gắn máy không chuyển quyền sở hữu phương tiện sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.2 triệu đồng, chủ xe ô tô bị phạt từ 6 - 10 triệu đồng.
Theo Dự thảo, người dưới 18 tuổi điều khiển xe máy bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng. |
Tuy nhiên, quy định này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bộ GTVT với vai trò là cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo đã quyết định không đưa vào dự thảo lần này do không bảo đảm tính khả thi.
Mặc dù không đưa hai hành vi trên vào dự thảo quy định xử phạt, nhưng tại Khoản 2, Điều 21 quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới cũng nêu rõ: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Dự thảo cũng quy định phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe hay Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
Đặc biệt, Dự thảo quy định mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên; Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Đáng chú ý, Dự thảo quy định phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô. Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên.
Dự thảo cũng quy định phạt nặng đối với hành vi uống rượu bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Trong đó, phạt từ 7 - 8 triệu đồng khi điều khiển xe trên đường mà trong máu và khí thở có nồng độ cồn trên 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá từ 0, 25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Đối với hành vi sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) hoặc thiết bị không hoạt động, không đúng quy chuẩn; không cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý thông tin từ thiết bị giám sát hành trình…
Dự thảo nghị định lần này đưa ra mức phạt nặng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và từ 6 triệu đến 10 triệu đồng với tổ chức kinh doanh vận tải./.
Dự thảo nghị định lần này đưa ra mức phạt nặng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và từ 6 triệu đến 10 triệu đồng với tổ chức kinh doanh vận tải./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét