Trang Chủ

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Rau má vị thuốc đặc biệt chữa sẹo

Lâu nay chúng ta vẫn biết đến tác dụng của rau má là thanh nhiệt, giải khát…Tuy nhiên, rau má còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người.
Đặc biệt rau má giúp chị em phụ nữ khắc phục sẹo, sẹo lồi, mang lại thẩm mỹ và sự tự tin cho phụ nữ.
Vậy, cách sử dụng rau má để trị sẹo như thế nào?
Tìm hiểu về cây rau má
Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: Centella asiatica) là loài cây một năm, thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.
 
Rau má mọc ở các vùng nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Cambuchia..(Ảnh minh họa)
Cây rau má có thân nhẵn, mọc lan trên mặt đất, có rể ở các mấu. Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía.
Rau má có tên khoa học là Centella asiatica, thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới: Việt nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn độ, Pakistan, Madagascar . .
Cây rau má áp dụng vào đời sống từ bao giờ
+ Rau má được sử dụng ở nhiều thế kỷ trước tại:  Ấn Độ, Indonesia,Trung Quốc…
Thành phần của rau má bao gồm các chất
+ Beta caroten, sterols, saponins, alkaloids.
+ Flavonols, saccharids, calcium, iron, magnesium.
+ Manganese, phosphorus, potassium, zinc.
+ Các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.
Dược tính, công dụng của cây rau má
Dược tính
+ Có vị đắng.
+ Hơi ngọt.
+ Tính bình.
+ Vào Can, Tỳ Vị có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu.
Công dụng
+ Dùng làm thuốc bổ dưỡng.
+ Sát trùng.
+ Chữa thổ huyết.
 
Rau má chữa các bệnh về da và làm lành vết thương (Ảnh minh họa)
+ Tả lỵ,
+ Khí hư.
+ Bạch đới.
+ Mụn nhọt.
+ Rôm sẩy.
+ Điều trị bệnh phong và bệnh lao.
+ Hỗ trợ làm lành vết thương và mau lên da non.
 + Điều trị  các chứng bệnh về da: vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành , vết lở do ung thư…
Sẹo lồi
Nguyên nhân:
+ Do yếu tố di truyền.
+ Do: căng kéo vùng vết thương, do da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu…
 
Sẹo lồi (Ảnh minh họa)
Các vùng hay gặp
+ Một nửa trên của cơ thể như: đầu, cổ, ngực vai và cánh tay.
+ Trong đó vùng hay gặp nhất tai, dái tai, cổ bên, vùng cơ denta, sẹo lồi cũng có thể gặp ở xung quanh rốn và có thể gặp ở cả vùng mu.
Rau má được sử dụng để chữa sẹo
Đánh giá chung
+ Cây rau má là một loại thuốc quý bởi khả năng thanh nhiệt và giải độc rất cao mà không gây ra bất kì phản ứng phụ nào cho cơ thể.
+ Cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da.
+ Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ.
 
Phụ nữ thường dùng rau má giã nhỏ để trị sẹo (Ảnh minh họa)
+ Nước chiết từ rau má giúp cải thiện các vấn đề về hệ tuần hoàn và da.
Phương pháp

+ Rửa sạch rau má sau đó giã nhỏ.
+ Dùng  hỗn hợp rau má đã giã (cả nước) đắp lên da 2 lần/ngày.
+ Thời gian điều trị từ 7 đến 10 ngày.
Lưu ý: Đắp hỗn hợp rau má sau khi bị sẹo càng sớm càng tốt. 
Lời kết
Rau má là loại rau lành tính có thể dễ dàng tìm  mua ở chợ. Tác dụng của cây rau má chữa được rất nhiều bệnh: sát trùng, bạch đới, mụn nhọt, tả lỵ, rôm sẩy….Ngoài ra, người ta còn sử dụng rau má như một món ăn mát, bổ dưỡng cho cơ thể.
Đối với chị em phụ nữ, rau má không những giúp làn da của chị em trở nên mịn màng, quyến rũ mà còn dùng để đặc trị các loại sẹo lồi, sẹo lõm.. đối với những người không may bị chấn thương, ngã....để lại sẹo.
Tuy nhiên, khi dùng rau má để điều trị sẹo, người dùng cần rửa rau sạch sẽ và tuân thủ thời gian điều trị. Lưu ý việc điều trị ngay khi vết thương bắt đầu lên da non để đạt kết quả tốt nhất.

ĐHA - Benh.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét