Dân Việt - Điều kỳ lạ về người đàn ông bỗng dưng "bật nắp quan tài", sống khỏe như thường khiến nhiều bà con từ khắp nơi, vượt hàng trăm cây số đến Bến Tre để hỏi thực hư câu chuyện, thỏa chí tò mò.
Về xã Phú Đức (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) hỏi thăm chuyện người đàn ông cải từ hồi sinh, hầu như ai cũng biết. Thế nhưng khi hỏi, mỗi người lại kể một câu chuyện khác nhau.
Tưởng đã chết, thình lình sống dậy
Người thì bảo: “Cạy nắp quan tài đứng dậy, rồi
ngất đi sau đó tỉnh dần”, người khác lại nói: “Da anh Nam trắng bệch sau khi rút ôxy từ bệnh viện, nhưng đến giờ Ngọ bỗng hồng hào trở lại”.
Cuối cùng, một người đàn ông trong xã (60 tuổi) phủ nhận những lời đồn trên kia, ông cho rằng: “Nghe bà con lối xóm kể, thằng Nam nó đi làm ở Sài Gòn chẳng may té từ trên cao xuống đã chết. Xe cấp cứu chở về tới nhà. Trong lúc gia đình chuẩn bị hậu sự, quan tài bày biện, chuẩn bị khâm liệm, bỗng nó ngồi dậy bước thẳng tới bàn thờ thắp nhang rồi lấy xe đạp chạy đi chơi, khiến ai cũng hết hồn”.
Theo chỉ dẫn của bà con, men theo tỉnh lộ 883 rẽ vào một con hẻm nhỏ nằm cuối xã, chúng tôi có mặt tại nhà anh Nam. Ngôi nhà vừa mới xây, chưa được tô vữa nằm giữa rừng dừa.
Bước vào nhà, người đàn ông chúng tôi gặp đầu tiên có thân hình nhỏ bé, nước da ngâm đen. Hỏi ra mới biết, người đàn ông đó chính là anh Trần Hoàng Nam, nhân vật chúng tôi muốn gặp. Thời điểm này, trong nhà anh có gần 10 người đến để nghe chuyện anh chết đi sống dậy.
Rót ly nước trà, anh Nam trò chuyện: “Từ khi cưới vợ làm ăn khó khăn nên tôi đã lên Sài Gòn làm thợ hồ kiếm tiền gửi về quê cho con đi học. Vợ phải ra Phú Quốc làm công nhân cho một công ty thủy sản. Riêng hai đứa con, dù còn nhỏ nhưng đành gửi cho mẹ vợ ở An Giang chăm lo, nuôi học. Làm thợ hồ được một thời gian, tưởng đâu cuộc sống ổn định thế nhưng tai nạn đã ập xuống gia đình tôi”.
Anh Nam cho biết, ngày 29.3 đang xây dựng một nhà trên đường D2, thuộc quận Bình Thạnh không may rơi xuống dưới nền đất, cao đến 8 mét. Trước khi chạm mặt đất, đầu đã đập mạnh xuống mái tôn. Ngay lập tức những người làm cùng công trình đã đưa anh anh đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để cấp cứu. Tại đây các bác sĩ đã nhiệt tình chữa trị, tuy nhiên anh Nam vẫn nằm bất tỉnh nhân sự hơn 6 ngày liền, nhịp thở, hơi thở ngày càng yếu.
Nói về chuyện anh Nam bật nắp quan tài, anh phủ nhận: “Ai mà đồn ác đến vậy. Khi chở về nhà, gia đình tôi chưa hề mua một cái quan tài nào cả. Mọi người chỉ vừa kịp nhìn mặt tôi lần cuối. Còn chuyện tắt thở hoàn toàn tại bệnh viện thì không có. Bởi khi còn nằm tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe của tôi rất yếu, nên gia đình đã yêu cầu đưa về nhà. Mục đích xin về chỉ là được nhìn mặt bà con, họ hàng lần cuối trước lúc ra đi để vong linh mình thanh thảnh, chứ ra đi ở đất khách quê người cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Không hề có chuyện tắt thở chết ở Sài Gòn”.
“Còn chuyện về nhà tắt thở thì sao, thưa anh?”. “Sau khi xuất viện đưa về nhà, tôi ăn được vài muỗng cháo, cơ thể nằm bất động. Sau đó, nhịp thở yếu gần như tắt hẳn, chết lâm sàng gần 15 phút. Nhưng lạ thay, gần 2 tiếng đồng hồ sau cơ thể tôi bỗng khỏe mạnh dần. Tôi đã bảo người nhà tháo dây truyền dịch và ống thở ra và cảm thấy khỏe hẳn”, anh Nam cho biết.
Điều khiến anh Nam không thể lý giải là sau khi tỉnh dậy anh không có cảm giác đau đớn hay mệt mỏi và anh có thể ăn cơm trở lại một cách bình thường. “Có lẽphép nhiệm màu đã giúp tôi. Từ ngày xuất viện đến nay tôi chưa tốn một viên thuốc nào để điều trị. Ngay cả thuốc bổ chẳng hề uống”.
Té xuống lầu, anh đã bị chấn thương cổ nặng, giập tủy 4 ống cổ, 2 ống xương sống. Bác sĩ đã tiến hành mổ, thế nhưng hiện tại các vết sẹo trên cổ của anh cũng không còn.
Linh ứng tấm tranh Phật?
Ngay sau khi chết đi sống lại, anh Nam đã quyết định đi ăn chay trường để tạ ơn một vị phật tử đã cứu sống mình, đồng thời lấy pháp danh Tịnh Nam.
Anh Nam cho biết: “Trong lúc đang nằm bệnh viện, có một vị phật tử chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã đến bên giường bệnh của tôi tặng một tấm tranh Phật. Gia đình đã để tranh Phật trên ngực của tôi suốt chặng đường từ TP.HCM xuống quê”. Theo anh Nam, trong cơn bất tỉnh người anh nhìn thấy chính là Bà chúa xứ (!?).
“Điều mà tôi nói ra, mấy chú tin hay không thì tùy. Nhưng sự thật, trong cơn bất tỉnh tôi đã nhìn lại được quá khứ cách đây nhiều năm, có những chuyện xảy ra rất lâu bỗng dưng tái hiện lại như một cuộn phim. Chính Bà chúa xứ và tấm tranh Phật đã cứu sống tôi (!)”, anh Nam cho biết.
Hiện tại tấm tranh Phật được anh Nam thờ cúng. Sự linh ứng từ câu chuyện anh Nam chết đi sống lại thông qua tấm tranh Phật, đã khiến nhiều bà con khắp nơi đến thắp nhang, thờ phụng.
Anh Nam khẳng định: “Bà con đến thì tôi tiếp. Chứ không bày trò mê tín dị đoạn để trục lợi. Đã có nhiều người mang tiền, hiện vật có giá trị đến biếu nhưng tôi nhất quyết không nhận. Điều này trái với lương tâm, đạo lý. Chính vì thế trước giờ nhà tôi vẫn nghèo”.
Từ ngày anh bị tai nạn, vợ anh đã bỏ nhà ra đi. Một thân một mình anh nuôi hai đứa con. Anh Nam chia sẻ: “Cuộc sống dù khổ bao nhiêu, nhưng được tiếp tục sống với con đó là niềm vui, niềm mong mỏi của tôi”.
Tưởng đã chết, thình lình sống dậy
Anh Nam kể lại sự việc.
Người thì bảo: “Cạy nắp quan tài đứng dậy, rồi
ngất đi sau đó tỉnh dần”, người khác lại nói: “Da anh Nam trắng bệch sau khi rút ôxy từ bệnh viện, nhưng đến giờ Ngọ bỗng hồng hào trở lại”.
Cuối cùng, một người đàn ông trong xã (60 tuổi) phủ nhận những lời đồn trên kia, ông cho rằng: “Nghe bà con lối xóm kể, thằng Nam nó đi làm ở Sài Gòn chẳng may té từ trên cao xuống đã chết. Xe cấp cứu chở về tới nhà. Trong lúc gia đình chuẩn bị hậu sự, quan tài bày biện, chuẩn bị khâm liệm, bỗng nó ngồi dậy bước thẳng tới bàn thờ thắp nhang rồi lấy xe đạp chạy đi chơi, khiến ai cũng hết hồn”.
Theo chỉ dẫn của bà con, men theo tỉnh lộ 883 rẽ vào một con hẻm nhỏ nằm cuối xã, chúng tôi có mặt tại nhà anh Nam. Ngôi nhà vừa mới xây, chưa được tô vữa nằm giữa rừng dừa.
Bước vào nhà, người đàn ông chúng tôi gặp đầu tiên có thân hình nhỏ bé, nước da ngâm đen. Hỏi ra mới biết, người đàn ông đó chính là anh Trần Hoàng Nam, nhân vật chúng tôi muốn gặp. Thời điểm này, trong nhà anh có gần 10 người đến để nghe chuyện anh chết đi sống dậy.
Anh Nam cho biết, ngày 29.3 đang xây dựng một nhà trên đường D2, thuộc quận Bình Thạnh không may rơi xuống dưới nền đất, cao đến 8 mét. Trước khi chạm mặt đất, đầu đã đập mạnh xuống mái tôn. Ngay lập tức những người làm cùng công trình đã đưa anh anh đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định để cấp cứu. Tại đây các bác sĩ đã nhiệt tình chữa trị, tuy nhiên anh Nam vẫn nằm bất tỉnh nhân sự hơn 6 ngày liền, nhịp thở, hơi thở ngày càng yếu.
Nói về chuyện anh Nam bật nắp quan tài, anh phủ nhận: “Ai mà đồn ác đến vậy. Khi chở về nhà, gia đình tôi chưa hề mua một cái quan tài nào cả. Mọi người chỉ vừa kịp nhìn mặt tôi lần cuối. Còn chuyện tắt thở hoàn toàn tại bệnh viện thì không có. Bởi khi còn nằm tại bệnh viện, tình trạng sức khỏe của tôi rất yếu, nên gia đình đã yêu cầu đưa về nhà. Mục đích xin về chỉ là được nhìn mặt bà con, họ hàng lần cuối trước lúc ra đi để vong linh mình thanh thảnh, chứ ra đi ở đất khách quê người cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. Không hề có chuyện tắt thở chết ở Sài Gòn”.
“Còn chuyện về nhà tắt thở thì sao, thưa anh?”. “Sau khi xuất viện đưa về nhà, tôi ăn được vài muỗng cháo, cơ thể nằm bất động. Sau đó, nhịp thở yếu gần như tắt hẳn, chết lâm sàng gần 15 phút. Nhưng lạ thay, gần 2 tiếng đồng hồ sau cơ thể tôi bỗng khỏe mạnh dần. Tôi đã bảo người nhà tháo dây truyền dịch và ống thở ra và cảm thấy khỏe hẳn”, anh Nam cho biết.
Điều khiến anh Nam không thể lý giải là sau khi tỉnh dậy anh không có cảm giác đau đớn hay mệt mỏi và anh có thể ăn cơm trở lại một cách bình thường. “Có lẽphép nhiệm màu đã giúp tôi. Từ ngày xuất viện đến nay tôi chưa tốn một viên thuốc nào để điều trị. Ngay cả thuốc bổ chẳng hề uống”.
Té xuống lầu, anh đã bị chấn thương cổ nặng, giập tủy 4 ống cổ, 2 ống xương sống. Bác sĩ đã tiến hành mổ, thế nhưng hiện tại các vết sẹo trên cổ của anh cũng không còn.
Linh ứng tấm tranh Phật?
Ngay sau khi chết đi sống lại, anh Nam đã quyết định đi ăn chay trường để tạ ơn một vị phật tử đã cứu sống mình, đồng thời lấy pháp danh Tịnh Nam.
Tấm tranh Phật được anh Nam xem cứu sống mình.
Anh Nam cho biết: “Trong lúc đang nằm bệnh viện, có một vị phật tử chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã đến bên giường bệnh của tôi tặng một tấm tranh Phật. Gia đình đã để tranh Phật trên ngực của tôi suốt chặng đường từ TP.HCM xuống quê”. Theo anh Nam, trong cơn bất tỉnh người anh nhìn thấy chính là Bà chúa xứ (!?).
“Điều mà tôi nói ra, mấy chú tin hay không thì tùy. Nhưng sự thật, trong cơn bất tỉnh tôi đã nhìn lại được quá khứ cách đây nhiều năm, có những chuyện xảy ra rất lâu bỗng dưng tái hiện lại như một cuộn phim. Chính Bà chúa xứ và tấm tranh Phật đã cứu sống tôi (!)”, anh Nam cho biết.
Hiện tại tấm tranh Phật được anh Nam thờ cúng. Sự linh ứng từ câu chuyện anh Nam chết đi sống lại thông qua tấm tranh Phật, đã khiến nhiều bà con khắp nơi đến thắp nhang, thờ phụng.
Anh Nam khẳng định: “Bà con đến thì tôi tiếp. Chứ không bày trò mê tín dị đoạn để trục lợi. Đã có nhiều người mang tiền, hiện vật có giá trị đến biếu nhưng tôi nhất quyết không nhận. Điều này trái với lương tâm, đạo lý. Chính vì thế trước giờ nhà tôi vẫn nghèo”.
Từ ngày anh bị tai nạn, vợ anh đã bỏ nhà ra đi. Một thân một mình anh nuôi hai đứa con. Anh Nam chia sẻ: “Cuộc sống dù khổ bao nhiêu, nhưng được tiếp tục sống với con đó là niềm vui, niềm mong mỏi của tôi”.
Thiên Phong (Dòng Đời)
Nguồn Danviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét