Trang Chủ

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

`PHIM MỚI: CUỘC ĐỜI ANH HÙNG DÂN TỘC HOÀNG HOA THÁM

    Tập 1: Trở về cội nguồn Hoàng Hoa Thám 


'






Đọc nội dung
  
Khu nhà tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên).
(BGĐT)- Vào những ngày đầu năm 2014, đúng dịp chuẩn bị kỷ niệm 130 năm Khởi nghĩa Yên Thế, chúng tôi cùng với TS Sử học Khổng Đức Thiêm tìm về nơi chôn rau, cắt rốn Hoàng Hoa Thám tại xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Theo những nguồn sử liệu cổ xưa, mảnh đất Tiên Lữ có từ rất sớm, dưới thời Hậu Lê gọi là huyện Tiên Lữ, phủ Khoái Châu.
Hoàng Hoa Thám sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhiều đời thoát ly nông nghiệp. Ông nội và phụ thân sống bằng nghề dạy học, bà nội và phụ mẫu làm nghề thủ công. Ông nguyên gốc họ Đoàn, một dòng họ lớn ở xứ Nam với các tên tuổi như Đoàn Thượng thời Lý, Đoàn Nhữ Hài thời Trần, Đoàn Thị Điểm thời Lê. Đến đời phụ thân Hoàng Hoa Thám, bên cạnh danh tính Đoàn Danh Lại còn có danh tính Trương Thận.
Khi chúng tôi trở về cố hương của người anh hùng thì những pho sử sống của gia tộc họ Đoàn như cụ Đoàn Văn Bính, Đoàn Thị Duân đã đi theo tiên tổ, mang bên mình cả bài thơ Tràng giang ghi lại những chặng gian truân, khổ ải một thời.
Tại ngôi nhà thờ tổ của gia tộc họ Đoàn ở thôn Dị Chế, xã Dị Chế, huyện Tiên Lữ, người đàn ông này vẫn gọi Hoàng Hoa Thám là cụ được gia tộc họ Đoàn giao việc chông coi, chăm sóc. Hàng ngày, ông vẫn đến thắp hương tưởng nhớ anh ninh Hoàng Hoa Thám và các bậc tiền bối.
Trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 36/1962, Hoài Nam đã viết: "Chúng tôi có được ông Đoàn Văn Bính ở thôn Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên cho xem cuốn gia phả họ nhà ông thì thấy ghi sơ lược về tiểu sử ông Đề Thám như sau: Nguyên họ Đoàn nhà ông Bính và họ Hoàng nhà ông Thám chính là họ Trương ở làng Dị Chế. Ông bà nội của Hoàng Hoa Thám tên là Trương Văn Tính và Vũ Thị Miền sinh được 5 người con tên là Trương Văn Kính (hay còn có tên là Đoàn Văn KÍnh), Trương Văn Thận (hay còn có tên là Đoàn Văn Thận) , Trương Thị Hồi (còn có tên Đoàn Thị Hồi) và Trương Thị Hương (còn có tên là Đoàn Thị Hương). Trương Văn Thận chính là cha của Đề Thám.
Ông Thận học giỏi nhưng không đậu, ở nhà dạy học”.
Vào cuối năm 2012, TS sử học Khổng Đức Thiêm tình cờ đọc cuốn Tài liệu Địa chí Thái Bình và phát hiện trong Đọc Gia phả họ Bùi, qua đó hình thành dần về hình bóng thân phụ Hoàng Hoa Thám. Trong ban gia phả họ Bùi này có ghi chép khá rõ vào năm Minh Mạng, người trong dòng tộc họ Bùi đã bắt được phụ thân Hoàng Hoa Thám là Đoàn Danh Lại rồi giao về Tổng đốc Bắc Ninh như thế nào?
Dị Chế với nhiều xóm làng thuộc vào đất đai ba tỉnh Hưng Yên, Thái Bình và Hà Nam rơi vào khu vực nhất sâu của đồng bằng Bắc bộ bao quanh vùng ngã ba sông Hồng, sông Đáy, được lịch sử định danh bằng cái tên Ngã ba Tuần Vường với độ chênh cực đại của dòng chảy lúc thủy triều lên xuống hay khi mùa dông bão hoành hoành. Thế nên, cuộc sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Vào lúc tỉnh Hưng Yên vừa thoát thai khỏi Sơn Nam và Nam Định chưa đầy 2 năm thì tháng 8-1833, khắp 4 bề đê vỡ. Mấy con đê lớn thuộc Sài Thị, Sài Quất, Nhuế Dương của huyện Đông Yên thuộc tỉnh Hưng Yên bị nước cuốn trôi. Nhà cửa, sức sản phần nhiều đều bị chìm ngập, đắm đuối. Đâu đâu ngày nào cũng có người chết đói, chết bệnh trong cảnh màn trời chiếu đất rất tang thương.
Đau lòng trước cảnh mất còn thoi thóp của dân chúng, căm phẫn trước sự thờ ơ và tắc trách của đám quan lại địa phương, đầu tháng 9- 1833, phụ thân của Hoàng Hoa Thám là Đoàn Danh Lại, còn gọi là Trương Thận đã cùng thủ lĩnh Hoàng Đức Thiềm phát động cuộc khởi nghĩa Dị Chế, tập hợp toàn bộ dân chúng đói khổ do trận lụt Quý Tỵ gây ra để giành lại sự sống, chống lại quan lại triều đình.
Hiện nay, tại xã Dị Chế, nhân dân địa phương cũng đã xây dựng khu nhà tưởng niệm Anh hùng  dân tộc Hoàng Hoa Thám cũng như những người giúp dân đứng lên chống lại những bất công trong xã hội phong kiến trước đây.
Trong một trận đánh, thủ lĩnh Hoàng Đức Thiềm cùng 8 nghĩa quân bị bắt. Phụ thân của Hoàng Hoa Thám đem lực lượng còn lại chuyển về Gia Lâm, Đông Ngàn của tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Tường của tỉnh Sơn Tây để củng cố và liên lạc với phong trào của Nguyễn Văn Nhàn. Trong khi đang tập hợp lực lượng ở Hải Dương với tư cách là Phó hậu quân, tháng 12-1835, phụ thân của Hoàng Hoa Thám không may bị Thị sai chính đội trưởng Bộ biền tỉnh Hải Dương bắt được, giam vào ngục tối. Tuy nhiên, ông đã trốn thoát.
Ra khỏi ngục Hải Dương, có khả năng cho thấy, phụ thân Hoàng Hoa Thám đã bí mật đưa toàn bộ gia đình gồm cha, mẹ, vợ con và các em lặn lội vượt sông Hồng lên mạn Vĩnh Tường (Sơn Tây) lánh nạn, còn ông tiếp tục gia nhập vào cuộc khởi nghĩa Nguyễn Văn Nhàn. Tháng 10-1836, phụ thân của Hoàng Hoa Thám bị bắt và giết hại ở Bắc Ninh, khi ấy 
Hoàng Hoa Thám mới được mấy tháng tuổi.


 Nhóm PV Báo Bắc Giang điện tử

                                                                                    Nguồn  Báo Bắc Giang diện tử
                                                                                                 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét