Các nhà khoa học ở Trung tâm ung thư tại Georgetown cho rằng, các chất chống oxy hóa là
con dao hai lưỡi, vì chúng có khả năng không chỉ phong tỏa các tế bào ung thư, mà trong những điều kiện nhất định, thậm chí còn kích thích sự phát triển khối u.
Các chất chống oxy hóa có thể là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng làm chậm quá trình oxy hoá. Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào trường hợp oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Các chất chống oxy hóa có nhiều trong một số hoa quả tươi như nho, lựu, việt quất…
Nói chung, các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự oxy hóa các phân tử khác nhờ làm giảm số tế bào bị tổn thương mà trong những điều kiện bình thường có thể dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, đã có những thí nghiệm cho thấy, axit béo không omega 6 có thể kích thích các khối u phát triển. Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, vitamin E có thể làm tăng số lượng tổn thương ADN do tác động của các axit béo. Tiếp theo các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng ảnh hưởng của axit alpha lipoic có trong rau bina và súp lơ tới các hợp chất hình thành sau tác động của axit béo omega 6.
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã lưu ý rằng, các loại vitamin E, C, A và các chất chống oxy hóa khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u phổi ở những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người hút thuốc.
Hương Xuân (theo MedNovelty)
Nguồn motthegioi.vn
Các nhà khoa học ở Trung tâm ung thư tại Georgetown cho rằng, các chất chống oxy hóa là
con dao hai lưỡi, vì chúng có khả năng không chỉ phong tỏa các tế bào ung thư, mà trong những điều kiện nhất định, thậm chí còn kích thích sự phát triển khối u.
Các chất chống oxy hóa có thể là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp, có khả năng làm chậm quá trình oxy hoá. Các nhà khoa học chủ yếu tập trung vào trường hợp oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Các chất chống oxy hóa có nhiều trong một số hoa quả tươi như nho, lựu, việt quất…
Nói chung, các chất chống oxy hóa ngăn ngừa sự oxy hóa các phân tử khác nhờ làm giảm số tế bào bị tổn thương mà trong những điều kiện bình thường có thể dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, đã có những thí nghiệm cho thấy, axit béo không omega 6 có thể kích thích các khối u phát triển. Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy, vitamin E có thể làm tăng số lượng tổn thương ADN do tác động của các axit béo. Tiếp theo các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng ảnh hưởng của axit alpha lipoic có trong rau bina và súp lơ tới các hợp chất hình thành sau tác động của axit béo omega 6.
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã lưu ý rằng, các loại vitamin E, C, A và các chất chống oxy hóa khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u phổi ở những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao, chẳng hạn như những người hút thuốc.
Hương Xuân (theo MedNovelty)
Nguồn motthegioi.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét