Sau một hồi thảo luận, Hội đồng xét xử tuyên bố trả lại hồ sơ để điều tra tiếp.
10h 45: Sau khi Hội đồng xét xử tạm nghỉ để thảo luận trở lại. Hội đồng xét xử đã tuyên bố: Trả lại hồ sơ để điều tra tiếp vì một số lý do liên quan đến chuyên môn ngành Y tế.
10h35: Hội đồng xét xử tạm nghỉ để thảo luận.
10h25: Đại diện Viện Kiểm sát: "Căn cứ vào đâu mà bị cáo Tường biết chị Huyền đã chết?".
Bị cáo nói căn cứ đồng tử nạn nhân lúc đó. Sau khi chi Huyền chết, đầu tiên bị cáo có ý định đưa chị vào bệnh viện Bạch Mai, nhưng tới đó thấy đông người quá nên không vào.
Dì bảo vệ Khánh nói bên ngoài phiên tòa xử vụ Cát Tường.
Sau đó Tường quyết định đưa nạn nhân vào bệnh viện Bưu điện, nhưng tới đây cũng thấy có đông người, xác chị Huyền lại cứng nên Tường sợ không dám đem vào.
Sau đó Tường lái xe lòng vòng, đến khi Khánh gợi ý đem xác đi vứt, Tường đã làm theo. "Lúc đó bị cáo hoảng loạn, không nghĩ được gì"- Tường khai.
Tường thừa nhận việc mở Thẩm mỹ viện Cát Tường là sai, việc pha thuốc cũng là sai.
Tòa hỏi: "Nguồn thuốc bị cáo lấy ở đâu?"
Tường trả lời: "Bị cáo mua ở các cửa hàng thuốc ở Phương Mai"
10h20: Tiếp tục phần khai trước Tòa, Tường cho biết, trong quá trình hút mỡ gần 4 tiếng, chị Huyền vẫn bình thường. Nhân viên vẫn hỏi chuyện chị Huyền. Nhưng sau khi đưa ra phòng phẫu thuật khoảng gần 30 phút, chị Huyền có biểu hiện co giật, sùi bọt mép.
Hai con trai chị Huyền ôm di ảnh mẹ, đứng cạnh những người thân.
Khi chị Huyền bị co giật, Tường không có mặt ở đó mà mổ xong đã đi chùa Quán Sứ. Khi nghe tin báo tin, Tường sai nhân viên Nguyễn Ngọc Huân đi mua thuốc trợ tim nhưng không được.
Sau đó Tường lại chỉ đạo các nhân viên tiêm thuốc, truyền nước... cho nạn nhân. Tường gọi điện cho bác sỹ Thành nhờ đến giúp và khai có gọi taxi để đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Khi Tường trở về đã có mặt bác sĩ Thành ở đó và 2 người cùng cấp cứu trong vòng 2-3 tiếng. "Vì chỉ chú tâm cứu chị Huyền nên tôi không chú ý đến thời gian".
10h05: HĐXX hỏi Nguyễn Ngọc Thư, nhân viên TMV Cát Tường, Thư khai sau khi tiêm thuốc thì nạn nhân đã có tím mặt, sùi bọt mép, không tỉnh táo nhưng bác sĩ Tường vẫn tiếp tục làm. Lúc đó Tường sai đi mua thuốc nhưng không mua được.
VKS hỏi Tường, Tường thừa nhận các quy trình xét nghiệm do y tá thực hiện, Tường không làm việc đó. Nhưng Tường thừa nhận: "Quy trình phẫu thuật không đúng với quy định của ngành Y tế".
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh có thái độ khá bình thản.
9h55: Tường khai hút 11 xi lanh mỡ trong cơ thể nạn nhân trong thời gian 2 tiếng. Sau đó phải chờ mỡ lắng để bỏ phần dịch ở phía trên. Cách pha này do Tường học của chuyên gia nước ngoài tại Sài Gòn.
Bị cáo khai trong khi pha thuốc có pha thêm Gentamycin và vitanmin C để chống viêm nhiễm và vững thành mạch, cách này cũng do được học.
Hội đồng xét xử dẫn kết luận của Sở Y tế cho rằng, việc pha nhiều thành phần thuốc là không thích hợp. Bị cáo cũng thừa nhận là pha thuốc trên cơ sở đã học chứ chưa áp dụng nhiều.
Bị cáo khai trong khi pha thuốc có pha thêm Gentamycin và vitanmin C để chống viêm nhiễm và vững thành mạch, cách này cũng do được học.
Hội đồng xét xử dẫn kết luận của Sở Y tế cho rằng, việc pha nhiều thành phần thuốc là không thích hợp. Bị cáo cũng thừa nhận là pha thuốc trên cơ sở đã học chứ chưa áp dụng nhiều.
9h40: Tiếp tục phần xét hỏi bị cáo Nguyễn Mạnh Tường. Bị cáo Tường khai trước khi phẫu thuật cho chị Huyền, Tường đã cho nhân viên thử text và hỏi chị Huyền có tiền xử bệnh tật gì không.
Hội đồng xét xử hỏi: "Bị cáo có cho nạn nhân đi chụp tim, phổi trước khi phẫu thuật không?". Bị cáo Tường im lặng trước câu hỏi này.
Hội đồng xét xử hỏi: "Bị cáo có cho nạn nhân đi chụp tim, phổi trước khi phẫu thuật không?". Bị cáo Tường im lặng trước câu hỏi này.
Đông đảo người thân của nạn nhân, bị cáo đứng đợi ngoài phiên tòa.
Bị cáo Tường cho biết, đến phẫu thuật lúc 12h, Tường đã cho làm các thủ tục y tế, sau đó tiêm thuốc tê cho nạn nhân. Công thức pha thuốc, bị cáo học được khi đi học phẫu thuật tạo hình. Tường khai, chị Huyền được tiêm thuốc tê vào hai bên hông, sau đó chích hai lỗ rất nhỏ để đưa thuốc gây tê vào vùng bụng.
Clip: Lời khai của bác sĩ Tường tại tòa.
9h30: Sau phần VKS đọc cáo trạng, Hội đồng xét xử bắt đầu phiên xét hỏi các bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường được Tòa hỏi trước. Trong phần trả lời câu hỏi của HĐXX, Tường khai: Tường mở cơ sở TMV Cát Tường do mình làm giám đốc. TMV Cát Tường chưa có giấy phép do điều kiện phòng ốc và phương tiện kỹ thuật. Từ lúc mở đến khi gây ra cái chết cho nạn nhân Huyền, TMV Cát Tường hoạt động được 3 tháng.
Về chuyên môn, Tường khai do Tường phụ trách. Còn quản lý chung có 4 phòng do Lê Thị Thúy Mai, người do Tường tuyển dụng. Tường biết chị Mai qua giới thiệu của bạn bè, chị này tốt nghiệp Đại học Công đoàn và đã từng làm tư vấn thẩm mỹ. Công việc ở TMV Cát Tường của Mai chủ yếu cũng liên quan đến tư vấn thẩm mỹ.
8h45: Tòa làm xong phần thủ tục căn cước. Trước vành móng ngựa, Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh trả lời rõ ràng các câu hỏi của tòa về nhân thân của mình. Hai bị cáo vẫn giữ thái độ bình thản, ngồi gần nhau nhưng làm ra vẻ không quen biết nhau.
Rất đông người tập trung trước TAND Hà Nội sáng 14/4.
8h40: Các phóng viên đã được vào tác nghiệp ở phía trong phiên tòa. Hội đồng xét xử tuyên bố phiên xét xử vụ án tại Thẩm mỹ viện Cát Tường chính thức bắt đầu. Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa ra xét xử vụ án.
Trước khi phiên tòa chính thức bắt đầu, Thư ký phiên tòa đọc tên những người liên quan được mời triệu tập.
Hai bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và Đào Quang Khánh mặc kẻ áo sọc màu tối, ngồi cạnh nhau.
8h30: Phía ngoài Tòa án có nhiều người chen lấn để mong được vào dự phiên Tòa. Cảnh sát Tư pháp đang làm thủ tục để người nhà nạn nhân được vào phía trong. Chồng chị Huyền cũng đã có mặt tại Tòa và đang làm thủ tục vào cổng.
8h25: Phóng viên có thẻ đã vào trong cổng tòa, tuy nhiên chỉ được đứng ngoài sân. Phiên tòa vẫn chưa bắt đầu.
8h3: Vợ của Nguyễn Mạnh Tường đã có mặt tại cổng TAND TP Hà Nội đang làm thủ tục để vào dự phiên xét xử. Các phóng viên vẫn chưa được vào phía trong phiên tòa.
7h45: Rất đông người dân và PV các cơ quan báo chí đang có mặt trước cổng TAND TP Hà Nội. Hiện an ninh đang được thắt chặt, phóng viên báo chí vẫn chưa được vào phía trong để tác nghiệp.
Con trai chị Huyền đeo khăn tang, mang theo di ảnh của người mẹ đến phiên tòa.
7h10: Hai chiếc xe chở phạm nhân đi vào sân TAND Hà Nội. Lúc này hàng chục cảnh sát được tăng cường làm nhiệm vụ tại đây. Theo thông báo của tòa, các phóng viên sẽ theo dõi diễn biến phiên xử qua màn hình.
Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm là Thẩm phán Lê Thị Hợp. Bị can Nguyễn Mạnh Tường (41 tuổi, Giám đốc Thẩm mỹ viện Cát Tường) có một luật sư bào chữa là bà Chu Thị Trang Vân.
Hai luật sư Nguyễn Anh Thơm và Tạ Anh Tuấn tham gia bào chữa cho bị can Đào Quang Khánh (18 tuổi, ngụ ở phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội).
Trong khi đó gia đình bị hại Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, ngụ ở quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội) mời luật sư Vũ Gia Trưởng và Phạm Hương Giang tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố tội “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 và “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo khoản 1 Điều 242 BLHS.
2 xe chở phạm nhân đến tòa sáng 14/4. Ảnh: Vietnamnet
Liên quan tới vụ “Thẩm mỹ viện Cát Tường”, bảo vệ Đào Quang Khánh bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, theo khoản 2, Điều 246 Bộ luật Hình sự (BLHS) và tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 BLHS.
Với các tội danh bị đưa ra truy tố, tổng mức hình phạt mà Tường có thể phải nhận là 10 năm tù, và 8 năm tù là mức án bị cáo Khánh có thể phải nhận.
Nhóm PV
Theo nguoiduatin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét