– Sau đề xuất tổ chức sinh nhật cho Hai Bà Trưng, dư luận đã nảy sinh nhiều luồng tranh cãi khiến mới đây Hà Nội bất ngờ quyết định hủy tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật này.
Trước đó, theo thông tin từ Sở VH-TT-DL Hà Nội, từ ngày 22-24/8 tại khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội) sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh Hai Bà Trưng với các hoạt động như: chương trình nghệ thuật 2.000 năm vương nữ đất rồng, hội thảo phát huy truyền thống Hai Bà Trưng trong xây dựng và bảo vệ đất nước, các hội thi trình diễn nghề thủ công truyền thống, các hội trại, hội chợ, lễ mít tinh kèm lễ dâng hương tại Đền thờ Hai Bà Trưng với lãnh đạo thành phố đọc diễn văn kỷ niệm...
Ngay khi đề xuất này được đưa ra, trong dư luận đã xuất hiện nhiều tranh cãi. Rất nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội đang lãng phí tiền của khi tổ chức một sự kiện không có tính xác thực về mặt lịch sử.
Ngay khi đề xuất này được đưa ra, trong dư luận đã xuất hiện nhiều tranh cãi. Rất nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội đang lãng phí tiền của khi tổ chức một sự kiện không có tính xác thực về mặt lịch sử.
Tượng thờ Hai Bà Trưng ở đền Đồng Nhân (Hà Nội).
|
Khi đón nhận thông tin trên, GS Ngô Đức Thịnh - Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia bày tỏ quan điểm cho rằng không nên tổ chức một chùm sự kiện kỷ niệm 2.000 năm ngày sinh của Hai Bà Trưng như vậy. Theo GS Ngô Đức Thịnh, thì việc
chúng ta vẫn thường xuyên kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như mọi năm là đủ.
Trước đó, một lãnh đạo của huyện Mê Linh (Hà Nội) khẳng định, khi Huyện Mê Linh làm hồ sơ di tích cấp quốc gia đặc biệt cho Đền thờ Hai Bà Trưng, những con số về ngày sinh ngày mất cũng đã được ghi trong đó. Hồ sơ này đã được Hội đồng khoa học, chính là Hội đồng Di sản Quốc gia họp thẩm định, thống nhất rồi trình Thủ tướng Chính phủ ký.
Về quan điểm này, GS Ngô Đức Thịnh lý giải: “Việc Hội đồng di sản công nhận chỉ là công nhận giá trị của di tích cấp quốc gia, công nhận ý nghĩa cuộc khởi nghĩa đầu tiên của người Việt do phụ nữ lãnh đạo, chứ không phải Hội đồng di sản công nhận tất cả những truyền thuyết, huyền thoại, câu chuyện mơ hồ trong đó đều là sự thật” – GS Ngô Đức Thịnh nhấn mạnh.
Trước nhiều luồng tranh cãi, trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, ông Phan Đăng Long - Phó Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội cho biết, kế hoạch tổ chức sinh nhật cho Hai Bà Trưng đã được tạm hoãn.
Ông Phan Đăng Long cho biết: “Trong hồ sơ địa phương gửi để Hà Nội công nhận Đền thờ Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, Hà Nội) là khu di tích quốc gia đặc biệt có truyền thuyết đề cập tới ngày tháng năm sinh của Hai Bà Trưng. Trên cơ sở đó, một số thành viên thuộc Hội phụ nữ Việt Nam có đề xuất với chính quyền địa phương và thành phố tổ chức kỉ niệm 2.000 năm ngày sinh của Hai Bà Trưng”.
Trước đề xuất đó, ban đầu thành phố Hà Nội cho biết đã đồng ý về mặt chủ trương. Tuy nhiên, sau một gian đưa ra, tiếp thu những luồng ý kiến trong dư luận, cùng với việc xem xét, nghiên cứu, Hà Nội cho rằng mốc 2.000 năm đó chỉ là truyền thuyết, văn hóa dân gian, vẫn rất mơ hồ và chưa có bất cứ cơ sở chính xác nào, nên việc tổ chức lễ sinh nhật 2.000 cho Hai Bà Trưng là không cần thiết.
Vì vậy mà chiều qua (18/8), Hà Nội đã ra quyết định sẽ không tổ chức mừng sinh nhật 2.000 năm của Hai Bà Trưng.
Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cũng cho biết thêm, hiện có nhiều ý kiến cho rằng Hà Nội nên để tới năm 2015 tổ chức công nhận đền Hai Bà Trưng là Khu Di tích quốc gia đặc biệt rồi tổ chức kỷ niệm ngày sinh của Hai Bà Trưng luôn để tiết kiệm chi phí, đỡ tốn kém.
Theo doisongphapluat.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét