Với chi phí trăm tỷ, độ hoành tráng từ thiết kế cho đến nội thất trong những ngôi nhà trăm tỷ của đại gia miền Bắc khiến đại gia miền Nam và miền Trung phải "ngã mũ.
Lâu đài trăm tỷ của đại gia Phủ Lý
Tòa lâu đài Hải Sơn (Phủ Lý, Hà Nam), hay còn gọi là lâu đài Thanh Phủ Lý tọa lạc tại một vị trí vô cùng đặc biệt, có đến 4 mặt tiền. Gồm có mặt đường quốc lộ 1A ngay tại km0, tại trung tâm thành phố Phủ Lý, một hướng đối diện ga Phủ Lý, một phía là cầu Hồng Phú, mặt thứ 3 nằm ngay bên con sông Đáy nơi có di tích lịch sử mà năm xưa Lí Công Uẩn khi rời đô ra Thăng Long đã đi qua, mặt còn lại đối diện Trung tâm thương mại Phủ Lý mới. Tòa lâu đài được xây dựng trên 1 khuôn viên xây dựng 2700m2, diện tích sàn 300mx5 tầng.
Đây là một tòa lâu đài có thể được gọi là hàng đầu đất nước hiện nay với kiến trúc lâu đài cổ điển cuối thể kỉ 18. Được thể hiện bởi các nghệ nhân tay nghề tinh xảo bậc nhất Việt Nam.
Theo những người dân sống gần Tổng Hải Sơn, chủ nhân của tòa lâu đài này là một đại gia của đất Phủ Lý có sở thích chơi cây cảnh và sưu tầm đồ cổ. Loại cây cảnh được trưng bày trong khuôn viên lâu đài Tổng Hải Sơn có giá trị thấp nhất là vài trăm triệu đồng/cây, cao nhất là vài tỉ đồng.
Tòa lâu đài được xây dựng trên khuân viên rộng 3.000 m2, thiết kế 5 tầng, diện tích sàn là 300 m2. Riêng chi phí xây thô tòa lâu đài đã tiêu tốn của gia chủ khoảng 20 tỷ đồng. Phần gỗ trang trí là loại gỗ đỏ quý hiếm cũng tốn khoảng 50 tỉ đồng, trong đó có cây gỗ nguyên khối lên đến 1 triệu USD.
Kiến trúc bên ngoài hoành tráng vẫn chưa đủ để lâu đài Tổng Hải Sơn (Phủ Lý - Hà Nam) trở thành một trong những tòa lâu đài đắt giá và hoành tráng nhất Việt Nam hiện nay. Với nội thất chủ đạo bằng loại gỗ gõ đỏ quý hiếm được thiết kế từ trên xuống dưới đã tạo lên sự sang trọng và đẳng cấp cho gia chủ. Riêng phần nội thất bằng gỗ trong tòa lâu đài Tổng Hải Sơn đã tiêu tốn hơn 50 tỉ đồng, trong đó có những cây gỗ nguyên khối có giá trị rất cao.
Nhà gỗ 200 tỷ của đại gia Điện Biên
Ngôi nhà sàn bằng gỗ lim hơn 200 tỷ là sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại xây dựng số 6 tỉnh Điện Biên, cũng chính là ngôi nhà sàn vừa được công nhận là nhà sàn lớn nhất Việt Nam. Ngôi nhà rộng gần 500m2 nằm trong khuôn viên 2.000 m2 của Khu du lịch Sinh thái Him Lam.
Đây là một trong các công trình kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của công ty này. Nhà sàn có 7 gian với 16 cột cái đường kính 45cm, hệ thống cột quân và cột hiên rộng 40cm. bao quanh nhà sàn là 200m tường bê tông. Bên trên là hệ thống tường gỗ với con tiện đường kính 19cm có mái che. Cùng với nhà sàn là biển hiệu cao 11m rộng 115m2 và nhà lưu niệm rộng 120m2 theo thiết kế nhà Việt cổ nơi thờ đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khối lượng gỗ lim để xây dựng nhà sàn và các công trình trên là 500 m3, trong đó hơn 400 m3 được sử dụng cho nhà sàn. Công trình được thi công trong hơn 2 năm với trên 10.000 ngày công của đội ngũ thợ lành nghề. Đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện trong nước, quốc tế và các hoạt động văn hóa văn nghệ cộng đồng.
Toàn bộ phần nội thất bằng gỗ lim. Anh Dương Xuân Trường (trưởng phòng kinh doanh khu du lịch sinh thái Him Lam) cho biết: "Riêng phần nguyên vật liệu để xây dựng căn nhà sàn này là hơn 200 tỷ đồng, chưa kể trả tiền cho hơn 10.000 nhân công gồm toàn thợ lành nghề".
Việc xây dựng nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam, không chỉ để thu hút ngày một đông du khách trong ngoài nước đến với Khu du lịch sinh thái Him Lam mà còn tạo điểm nhấn cho du lịch Điện Biên đang từng bước phát triển trong xu thế phát triển của cộng đồng ASEAN và thế giới.
Biệt thự siêu khủng và hiện đại của nữ đại gia Lào Cai
Nằm ở vị trí ngã sáu đại lộ Trần Hưng Đạo, TP Lào Cai, ngôi biệt thự kiến trúc Pháp hút tầm mắt của nhiều du khách đến tỉnh miền biên ải này bởi sự hào nhoáng, sang trọng.
Chủ nhân ngôi siêu biệt thự là bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Hoàng Lan. Người dân bản địa thường gọi bà với cái tên rất “nông nghiệp” là “nữ hoàng của chuối”.
“Nữ hoàng của chuối” tự hào cho biết, hiện bà đang xây dựng ngôi nhà tại ngã 6 và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bà không tiết lộ tổng mức đầu tư cho căn hộ, nhưng cho biết “căn nhà không có gì đáng nói cả, nó chỉ như một bông hoa tô điểm cho thành phố Lào Cai. Đây là ngôi nhà mà tôi rất tâm huyết và ẩn chứa trong đó là đong đầy niềm hạnh phúc của gia đình mà tôi đang có được”, bà Nga khiêm tốn, nói.
Đại gia Hải Phòng xây lâu đài 2 triệu USD, sắm nội thất 'khủng'
Hoàn thành từ năm 2010, một dinh thự kiểu lâu đài Pháp cổ điển của cặp vợ chồng đại gia Tạo – Phượng ở Hải Phòng gần như là mở đầu trào lưu xây lâu đài kiểu cổ của đại gia Việt.
Lâu đài Tạo - Phượng tọa lạc trên khu Ngã 5 - Sân bay Cát Bi - Hải Phòng, nơi có nhiều lâu đài hoành tráng bậc nhất ở Hải Phòng. Tuy nhiên lâu đài này có một sức hút rất riêng biệt và độc đáo. Cảm nhận của cái nhìn lần đầu tiên đối với lâu đài là sự bền vững với năm tháng, thời gian. Để làm được điều này phải kể đến sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kiến trúc sư, những người thợ giỏi và cũng như sự đóng góp công sức không nhỏ của chủ đầu tư.
Điểm nổi bật nhất của lâu đài đó chính là tiền sảnh phía trước của lâu đài. Kết hợp với những hoa văn kiến trúc cầu kì, tinh xảo và vật liệu khu vực tiền sảnh được thực hiện bằng đá cao cấp. Hệ thống 4 cột trụ đặt nơi tiền sảnh tạo một cảm giác mạnh mẽ, bề thế khi bước vào trong lâu đài. Khu vực cầu thang gắn liền với tiền sảnh được thiết kế rất rộng rãi, phù hợp với vị thế của gia chủ và toàn bộ hệ thống cầu thang cũng được làm bằng đá. Hàng rào bao quanh công trình được thể hiện một cách rất đặc biệt, hoa mỹ.
Lớp sơn tông màu gam trắng, vàng sữa được phủ lên lâu đài, phù hợp với không gian, quần thể khuôn viên công trình. Ngoài ra phải kể đến hệ thống mái vòm tròn và mái dốc kiến trúc cổ điển khiến công trình luôn nổi bật, tạo ấn tượng mạnh.
Thêm vào đó, điểm khiến tòa lâu đài này trở lên độc đáo hơn so với nhiều lâu đài khác ở vùng đất Cảng chính là hệ thống cảnh quan sân vườn bao quanh được gia chủ đầu tư, chăm chút, tỉ mỉ. Nhiều cây xanh, tiểu cảnh được trồng làm cho không gian xung quanh lâu đài luôn tươi mát, tạo cho những người sống trong lâu đài một cảm giác vô cùng thư thái.
Vật liệu khu vực tiền sảnh cũng được làm bằng đá cao cấp. Hệ thống 4 cột trụ đặt nơi tiền sảnh tạo một cảm giác mạnh mẽ, bề thế khi bước vào trong lâu đài. Khu vực cầu thang gắn liền với tiền sảnh được thiết kế rất rộng rãi, phù hợp với vị thế của chủ nhà. Hàng rào bao quanh công trình được thể hiện một cách rất đặc biệt và hoa mỹ.
Hệ thống cổng hàng rào mặt tiền được thiết kế đúc bằng gang với ưu điểm có độ bền lên đến hàng trăm năm, chịu được khí hậu khắc nghiệt của thời tiết mà không bị rỉ. Đây cũng là thiết kế riêng biệt đầu tiên của Hải Phòng, dù nặng hàng chục tấn nhưng vẫn có thể điều khiển bằng hệ thống điện tử điều khiển từ xa.
Ấn tượng đầu tiên khi bước vào tòa lâu đài là sự bề thế, hoành tráng của hệ thống tiền sảnh làm bằng đá và phòng khách của gia chủ. Những đường nét hoa văn chạm trổ tinh xảo của bộ bàn ghế phòng khách đều được làm bằng gỗ quý hiếm.
Những đường nét hoa văn chạm trổ tinh xảo của bộ bàn ghế phòng khách đều được làm bằng gỗ quý hiếm
Hệ thống mái vòm trần của "tòa lâu đài" được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển Châu Âu kết hợp với loại vật liệu rất phổ biến tại các nước Châu Á là gỗ. Các hệ thống chi tiết, hoa văn, cột trụ trang trí phần bên trong mái vòm tròn cũng đều được làm bằng gỗ.
Lâu đài đôi trăm tỷ của đại gia Ninh Bình
Tọa lạc trên trục đường quốc lộ 1A đoạn đi qua TP. Ninh Bình, hai tòa lâu đài “sinh đôi” được vị đại gia xây dựng dành cho hai cậu con trai của mình luôn hút mắt người đi đường
Theo các nhân viên thiết kế tòa lâu đài này, vị đại gia có 2 con trai đặt tên là Thành - Thắng nên đã nung nấu ý tưởng xây dựng một cơ ngơi lớn cho 2 cậu con trai sau này. Cũng là vì muốn 2 cậu con trai luôn phải nương tựa vào nhau và cùng nhau cố gắng xây dựng sự nghiệp của mình.
Vị đại gia này đã xây dựng nên 2 tòa lâu đài trong cùng một khuôn viên và cạnh nhau. Công trình được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 2.000 m2, trong đó diện tích mặt tiền khoảng 60 m2. Hai tòa lâu đài có những chi tiết thiết kế tương đồng và cân xứng với nhau, nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố phong thủy.
Ngoài voi đá phục bên ngoài, hai tòa lâu đài còn được đặt sư tử đá đúc nguyên khối để đặt trước cổng
Giữa khuôn viên 2 lâu đài là một hòn núi và một hồ nước nhỏ ngăn cách 2 bên. Đồng thời kết hợp với hệ thống cảnh quan sân vườn tạo nên một địa thế phong thủy rất hợp lý, thịnh vượng cho gia chủ.
Sự xa hoa tráng lệ của công trình không chỉ đến từ lối kiến trúc cổ điển châu Âu mà còn đến từ các chi tiết tỉ mỉ, cầu kỳ đến tinh xảo trong 2 tòa lâu đài cùng việc dát vàng lấp lánh.
Lâu đài sinh đôi có hai cổng, được làm bằng đồng vàng, chạm khắc hình sư tử và ngựa - hai con vật biểu trưng cho sự nhanh nhẹn và sức mạnh.
Cửa chính của tòa lâu đài được làm bằng gỗ đỏ, chạm khắc công phu. Hai bên có cột trụ sơn trắng và tay vịn bằng đá hoa cương đồng màu.
Nội thất của lâu đài được thiết kế theo phong cách cổ điển châu Âu, với mái vòm cong sẫm màu, trần cao và các phòng được phân chia với không gian rất rộng.
Điểm đặc biệt nhất của tòa lâu đài sinh đôi này là những chi tiết dát vàng bằng tay cầu kỳ, tập trung ở mái trần, hoa văn và cửa sổ.
Mặt tiền của lâu đài rộng tới 60m, được bao quanh bằng hệ thống tường rào kiên cố.
Đây được coi là một trong những công trình kiến trúc hoành tráng, xa hoa bậc nhất của Ninh Bình.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét