Trang Chủ

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Nở rộ cafe 'riêng tư': Vì Hà Nội thiếu chỗ để...hôn nhau!

- Hà Nội đang xuất hiện ngày càng nhiều các quán cafe với thiết kế "quây kín" đầy riêng tư cho các cặp tình nhân gần nhau hơn.


Cafe buồng - đỉnh cao tâm sự
Kết thúc câu chuyện ở vườn táo, quay về nội thành, một loại hình cafe riêng tư khác ở Hà Nội đang được giới trẻ ưa thích, tạm gọi là "cafe buồng". Sở dĩ gọi như vậy vì hầu hết các quán đều bố trí phần diện tích trên các tầng hai, tầng ba trở thành những nơi riêng tư, được quây kín, ngăn cách với không gian chung.
Phóng viên đã đến một quán cafe như vậy tại đường Minh Khai (Hoàng Mai, Hà Nội). Quán nằm trong ngõ ô tô có thể vào được, gồm một khu nhà ba tầng, nội thất rất trẻ trung, hiện đại. Tầng một của quán vẫn bày biện như bình thường, tầng hai được chia thành từng ô vuông nhỏ bằng các miếng gỗ. Mỗi ô vuông sơn một màu sặc sỡ.
Một quán cafe buồng kín đáo trên khu vực quận Hà Đông
Một quán cafe buồng kín đáo trên khu vực quận Hà Đông
Nhân viên của quán cho biết các bàn (mỗi buồng như thế là một bàn) đều đã kín. Thời điểm đông khách nhất vào tầm 16h - 18h và từ 20h đến khi đóng cửa. Trao đổi với chủ quán cafe, anh Tâm (SN 1989) cho biết:

"Thực ra ý tưởng này không mới, ở nhiều tỉnh thành đã có cách đây nhiều năm rồi. Còn mình quyết tâm xây dựng mô hình này vì cũng từng là thanh niên, sinh viên, cũng có những tình yêu và muốn được trao cho người yêu mình nhiều cử chỉ tình cảm. Nhưng mà bạn thấy đấy, ra công viên thì ngượng, vào chỗ tối thì đủ thứ đe dọa. Chẳng lẽ lại lôi nhau vào nhà nghỉ?"
Anh Tâm lý giải: "Mình từng ngồi công viên hơi muộn với bạn gái, ngồi được 5 phút thì có người ra mời kẹo cao su, mời đánh giầy, thậm chí có hôm còn gặp trấn lột. Đến những nơi như bờ hồ Tây, cầu Long Biên... thì trở thành tụ điểm cho đôi lứa, mỗi gốc cây một đôi, hôn nhau, ôm nhau đủ thứ. Rồi người đi đường soi mói vào.
Giá như ở phương Tây thì không có dị nghị gì, hoàn toàn lành mạnh, nhưng người Việt Nam mình lại coi đấy là hành động thiếu văn hóa, rồi là không thanh lịch. Yêu đương trong sáng thế cũng khổ lắm. Rồi có người ác mồm còn bảo lôi nhau vào nhà nghỉ mà làm trò. Vì thế mà mình quyết định xây dựng mô hình này."
Khi hỏi về công việc kinh doanh của quán, anh Tâm chia sẻ: "Bạn tưởng lúc nào cũng đông khách mà lãi, nhưng thực ra không lãi đâu. Tầng hai mình có 6 bàn như thế, tầng 3 cũng 6 bàn. Nhưng giá nước mình tính bình dân, một cốc cafe là 25.000 đồng. Nhưng bạn không biết đâu, có nhiều đôi ngồi từ trưa đến chiều, mình cũng đồng ý. Vì thế mà không hẳn đã lãi to, chỉ gọi là đủ chi phí mặt bằng và nhân viên thôi."
Chòi lá trong vườn táo (huyện Thường Tín) cũng là một loại hình cafe buồng riêng tư
Chòi lá trong vườn táo (huyện Thường Tín) cũng là một loại hình cafe buồng riêng tư
Cafe phim - đỉnh cao kín đáo
Trong khi những mô hình cafe buồng như của quán anh Tâm đã được ưa chuộng, thì một loại hình khác cũng hút khách không kém là cafe phim (rạp phim mini)
Mỗi quán cafe như thế được xây dựng chia thành nhiều phòng nhỏ, có cách âm tốt, mỗi phòng có màn hình tivi cỡ lớn, âm thanh nổi, khách hàng sẽ lựa chọn phim muốn xem, gọi nước, sau đó đóng cửa tắt đèn, còn họ có xem phim hay không lại là... chuyện riêng của khách.
Trao đổi với chủ quán cafe phim trên đường Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội), chủ quán cafe này tỏ vẻ không muốn tiếp chuyện phóng viên. Nhưng những thông tin cơ bản mà anh cung cấp cũng đủ thấy thú vị.
Mô hình của một rạp phim mini
Mô hình của một rạp phim mini
Các phòng đều được cách âm cực tốt để âm thanh phòng này không lọt sang phòng khác. Công nghệ phòng chiếu cũng khác nhau, có phòng phim 3D, có phòng phim 2D, phim mới phim cũ... đều tính giá khác nhau. Một bộ phim là một giá, trung bình khoảng 200.000 cho một bộ phim 2D.
Bày tỏ về việc cửa hàng không ngại khách vào không xem phim mà làm việc khác? Chủ quán khẳng định: "Chúng tôi có những cách quản lý riêng, và khách hàng đều phải cam kết làm theo đúng pháp luật, nếu sai phạm đâu và bị cơ quan chức năng phát giác thì khách hàng tự chịu trách nhiệm."
Chòi tình yêu vườn táo
Chiều ngày 23/1/2015, có mặt tại vườn táo thuộc địa phận huyện Thường Tín (Hà Nội), phóng viên đã tận mục sở thị cái gọi là dịch vụ mới của vườn này. Từ lâu, giới trẻ khu vực Thường Tín, và trong nội thành, cũng như nhiều gia đình trẻ đã biết tiếng vườn táo.
Nơi đây là một khu vườn trồng táo và bưởi do một hộ đứng ra kinh doanh. Khi vào chơi vườn, khách chỉ phải trả 20.000 đồng, có thể ở chơi cả ngày, bứt táo ăn thoải mái, nhưng nhà vườn không phục vụ nước uống hay thức ăn, du khách phải mang theo.
Nội thất của chòi lá trong vườn táo
Nội thất của chòi lá trong vườn táo
Anh Hồng - nhân viên của vườn táo chia sẻ: "Thời điểm hiện tại đã vãn khách vì vừa qua vụ táo và người ta cũng bận việc cuối năm, hoặc sinh viên thì cũng nghỉ học tản mác về quê dần. Bình thường ở đây rất đông, đặc biệt là cuối tuần còn có nhiều gia đình trong thành phố đưa con cái về đây chơi dã ngoại ngoài trời rất thú vị."
Chủ vườn táo cho biết một vài năm gần đây bà bắt đầu nâng giá lên 20.000 đồng một người. Khi được hỏi về những chòi lá trong vườn, bà lý giải: "Ba chòi lá này được xây dựng cách đây cũng lâu rồi, bản thân trong vườn cũng có những bàn ghế đá, rồi các nhà ngói để du khách có thể nghỉ ngơi, tránh mưa nắng. Sau đó thấy nhu cầu cần nhiều hơn thì chúng tôi xây dựng thêm."
Bà giải thích, đôi khi có nhiều cặp đôi cần những nơi yên tĩnh, kín đáo để họ tâm sự với nhau, chia sẻ những chuyện thầm kín, tình yêu đôi lứa. Nắm bắt được tâm lý đấy nên nhà vườn cũng chuẩn bị sẵn các chòi. Tuy nhiên để tránh những hành động "thiếu kìm chế" của các cặp đôi mà vườn không làm chòi kín, chỉ làm nửa kín nửa hở với phên che bằng rào thưa.
Minh Tuệ

Theo baodatviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét