Trang Chủ

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

NGƯỜI LÁI CHIẾC Ô TÔ ĐẦU TIÊN ĐƯA ĐẶC CÔNG TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP LÀ AI?

Tin khác:

Quyết định thăng hàm Trung tướng Giám đốc Công an TPHCM

Bình Dương: Phát hiện hai anh em chết trong phòng trọ


Ông Nguyễn Văn Linh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, nhiệm kỳ 2011-2016


Ông Lựa (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội xưa hàn huyên bên chiếc xe CE 1283 vừa được phục dựng


 Gặp người lái xe tải đầu tiên vào dinh Độc Lập



Vào 11 giờ 30 trưa ngày 30/4/1975, trời Sài Gòn đầy nắng. Không khí trong thành phố lúc này khá im ắng, thỉnh thoảng lại rộ lên vài loạt đạn súng AR15 và những tiếng nổ chát chúa của đạn cối.

Chiếc xe tải biển hiệu CE 1283 chở 40 chiến sĩ đặc công cùng năm chiếc xe tăng của Lữ đoàn 203 (Quân đoàn 2) theo mũi tấn công đầu tiên đã rầm rập tiến vào dinh Độc Lập. Một chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập, đoàn xe tiến thẳng vào trong sân. 

Những chiến sĩ trong đoàn xe là Bùi Quang Thận, Phạm Xuân Thệ cùng đồng đội được giao nhiệm vụ đã lên cắm cờ trên nóc dinh Độc Lập và bắt sống nội các của Dương Văn Minh, đánh dấu mốc lịch sử chế độ ngụy quyền Sài Gòn sụp đổ, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước.

Những kỷ niệm ấy giờ vẫn như còn vẹn nguyên trong tâm trí của người chiến sĩ lái chiếc xe tải ngày đó là Dương Quang Lựa - trung sĩ, tiểu đội trưởng, thuộc đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Sư đoàn 571, Đoàn 559 (sau này là Binh đoàn 12 Trường Sơn). 



Sau 35 năm diễn ra thời khắc đã đi vào lịch sử đó, chúng tôi đến gặp anh khi anh trở về đời thường đang là một ông chủ quán bán phở ở phố Đề Nắm, thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

Sinh năm 1953, người con của quê hương Lục Ngạn (Bắc Giang) Dương Quang Lựa lên đường nhập ngũ khi chưa đầy 17 tuổi. Năm đó, anh thuộc quân số của Binh trạm 33. Thời gian sau đó và đến tận khi giải ngũ, anh là giao liên, lái xe của Sư đoàn ôtô vận tải 571 (Đoàn 559).

Tuổi trẻ giàu nhiệt huyết và cống hiến, anh Lựa đã trải qua những ngày tháng không thể nào quên vượt đường Trường Sơn cùng đơn vị đi vận chuyển vũ khí, đạn dược, vận chuyển quân chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.

Chiến sĩ lái xe Dương Quang Lựa đã có hàng nghìn chuyến lái xe an toàn, hàng trăm lần vượt trọng điểm, trong đó có hàng chục lần ở giữa trận bom B52, vì thế đã có mùa vận chuyển anh được đơn vị tặng danh hiệu dũng sĩ lái xe ưu tú. Năm 1974, anh cũng đã vinh dự được kết nạp vào Đảng ngay tại chiến trường. Anh cũng được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai.

Sau khi giải ngũ, với chứng nhận là bệnh binh loại hai anh đã cùng vợ (cũng là một bộ đội Trường Sơn trước đây) định cư tại thị trấn Cầu Gồ. Giờ đây, thời gian thấm thoắt, anh đã lên chức ông ngoại, nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất của cuộc đời anh là thời khắc lịch sử cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào dinh Độc Lập thì anh sẽ không bao giờ quên.

Anh Lựa kể lại: Vào chiều ngày 29/4/1975, anh được cấp trên gọi lên giao nhiệm vụ mới tại căn cứ Nước Trong (cách Sài Gòn khoảng gần 50km). Trong căn hầm rộng tại khu căn cứ, cấp trên nói với anh đây là một nhiệm vụ đặc biệt, hết sức quan trọng, theo mũi tấn công đầu tiên đánh chiếm vào dinh Độc Lập.

Mũi tấn công này gồm năm xe tăng và một chiếc xe tải, có nhiệm vụ đánh lướt qua (đánh đầu cầu), đánh chiếm càng nhanh càng tốt để mở đường cho các mũi tấn công sau đánh hủy diệt. Nhiệm vụ của anh là lái chiếc xe tải chở các chiến sĩ đặc công, phối thuộc với đoàn xe tăng của Lữ đoàn tăng thiết giáp 203 tiến thẳng vào đánh chiếm sào huyệt cuối cùng của địch.

Khoảng 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, đoàn xe của anh xuất phát. Từ cánh rừng cao su ra đường chính, theo đường số 1 qua trường Sĩ quan thiết giáp, qua Xuân Lộc... đoàn xe thẳng tiến vào đầu cầu Sài Gòn. Tại đây quân địch dàn trận cố thủ và kháng cự quyết liệt. Trên cầu xe tăng địch án ngữ, bên cầu địch bố trí các ụ súng bắn trả. Bộ đội giải phóng từ trên xe nhảy xuống dàn đội hình chiến đấu.



Anh Lựa cũng xách khẩu AK lao ra khỏi buồng lái cùng bộ binh tấn công tiêu diệt từng tên địch đứng trên cầu. Một phát đại bác nổ ngay trước đầu chiếc xe của anh. Anh giật mình bò quay lại xe mình, thấy một pháo thủ xe tăng bị thương, anh rút băng cá nhân băng cho đồng đội. Chiếc xe tải của anh cũng bị dính đạn, một bên lốp trước bị xẹp, không có lốp dự phòng, anh vội nghĩ phải cho xe chạy năm bánh.

Trong tiếng đạn réo, anh bình tĩnh kích xe, tháo bánh sau lên thay bánh trước, vừa xong thì cũng là lúc xe bọc thép đến, quân giải phóng áp đảo quân địch, khiến chúng không giữ nổi cầu và phải vội vàng tháo chạy. Khi đến được dinh Độc Lập, trong số 40 chiến sĩ đặc công đi trên chiếc xe tải của Lựa đã có 38 người hy sinh. Lúc này, sau khi đoàn xe của anh tiến vào dinh Độc Lập, nhân dân Sài Gòn đã tụ tập rất đông hai bên đường và bên ngoài cổng dinh để hân hoan chào đón niềm vui chiến thắng.

Chiếc xe do Dương Quang Lựa lái cơ động theo mũi thọc sâu hướng chính đã được coi là chiếc xe ôtô vận tải đầu tiên của quân đội giải phóng đánh chiếm vào dinh Độc Lập, hiện được lưu giữ và phục chế tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại gia đình anh Lựa hiện còn lưu giữ được bức ảnh tư liệu lịch sử chụp cảnh anh đang đứng bên cửa trái chiếc xe trong những ngày tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn./.



Chiến sĩ Dương Quang Lựa bên chiếc CE 1283 sau chiến tranh. (Nguồn: Internet)


                                      




Việt Hùng (Vietnam+)
  

Chiếc xe tải đầu tiên đưa Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975/30-4-2015), Bảo tàng Hậu cần phối hợp với Bảo tàng Hà Nội tổ chức Triển lãm chuyên đề “Hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975”, trưng bày nhiều hiện vật về ngày đại thắng lịch sử của dân tộc ta, trong đó có rất nhiều hiện vật mới, lần đầu tiên được trưng bày. Một trong những hiện vật đáng chú ý tại triển lãm là chiếc xe tải mang biển hiệu CET1283 do đồng chí Dương Quan Lựa, Trung sĩ, Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512, Lữ đoàn ô tô vận tải 571, Đoàn 559 lái đưa lực lượng đặc công và trinh sát của Quân đoàn II thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc Lập vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
Hướng dẫn viên Bảo tàng Hậu cần cho biết, chiếc ô tô này mang nhãn hiệu CA10 do Trung Quốc sản xuất năm 1973 và trên hai cánh cửa in hai dòng chữ CEI1283; 5964.512FI.IST. Trong những ngày tháng 4-1975 lịch sử, chiếc xe đã được đồng chí Lựa điều khiển vượt qua mưa bom, bão đạn chở quân chi viện, vũ khí, đạn dược thần tốc tiến về Sài Gòn.

chiec xe tai dau tien dua quan gp tien vao dinh doc lap anh 1
chiec xe tai dau tien dua quan gp tien vao dinh doc lap anh 2
Chiếc xe tải mang biển hiệu CET1283 đang được trưng bày tại 
Triển lãm “Hậu cần cho Đại thắng mùa Xuân 1975”.
Khoảng 15 giờ ngày 29-4-1975, đồng chí Dương Quang Lựa, lúc đó là Trung sĩ, Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 5 được cấp trên là đồng chí Đại đội trưởng Nguyễn Ngọc Xướng và Trung đội trưởng Đinh Xuân Thêm giao nhiệm vụ cùng đơn vị tiến công trên hướng chính, trong đó tổ của đồng chí Lựa gồm 5 xe tăng (của Lữ đoàn 203- Quân đoàn 2) và một xe tải chở lực lượng đặc công đánh chiếm Dinh Độc Lập. Tổ đột kích có nhiệm vụ chính là đánh thọc sâu, bất ngờ để mở đường cho mũi tiến công vào đầu não ngụy quân. Đồng chí Lựa được giao một chiếc băng đỏ để đeo tay và một lá cờ giải phóng cắm ở đầu xe. Xe của đồng chí Lựa chở 40 chiến sĩ đặc công đi sau 3 xe tăng, 2 xe tăng còn lại hộ tống phía sau. Trên đường hành quân, dù trời tối, nhưng xe không được bật đèn, phải bám sát theo xe tăng đi trước và chỉ được dùng đèn pin làm hiệu lệnh đi hoặc dừng. Đội hình thọc sâu của tổ đồng chí Lựa vừa hành quân vừa chiến đấu với địch và một đồng đội ngồi cùng ca-bin với đồng chí Lựa đã hy sinh.
Tới sáng 30-4, tổ đột kích của đồng chí Lựa đã tiến tới cầu Sài Gòn và chiến đấu ác liệt với lực lượng địch cố thủ tại đây. Nhiều anh em hy sinh, đồng chí Lựa cầm súng sát cánh cùng anh em đặc công diệt địch. Khi vượt qua cầu Sài Gòn, xe tải bị trúng mảnh đạn nổ lốp, khó điều khiển, nhưng đồng chí Lựa vẫn cố gắng điều khiển xe bám sát đội hình tiến vào thành phố.
Đến trưa, tổ đột kích tới Dinh Độc Lập. Xe tăng của ta húc đổ cổng sắt, xe tải của đồng chí Lựa cùng đội hình xe tăng dũng mãnh tiến vào Dinh. Để ổn định trật tự, đồng chí Lựa ở lại sân cùng với 10 anh em nữa nâng chiếc cổng sắt vừa bị húc đổ lên buộc lại.
Được biết thêm, trước khi nhận nhiệm vụ lái xe đưa quân tiến vào Dinh Độc Lập, chiến sĩ lái xe Dương Quang Lựa đã có hàng nghìn chuyến lái xe an toàn, hàng trăm lần vượt trọng điểm, trong đó có hàng chục lần dưới những trận bom B-52… Chính vì những thành tích đó có mùa vận chuyển anh được tặng danh hiệu “Dũng sĩ lái xe ưu tú”. Năm 1974, đồng chí Dương Quang Lựa đã vinh dự được kết nạp vào Đảng ngay tại chiến trường. Còn chiếc xe ô tô CA10 được công nhận là chiếc ô tô vận tải đầu tiên của Quân đội giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-1975.
Bài, ảnh: TUẤN SƠN – HUY ĐÔNG
Theo qdnd.vn
Chuyện kể của chiến sỹ lái xe tải đầu tiên vào Dinh Độc Lập
 40 năm qua, mỗi khi nhắc tới những chiến sĩ đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975, người ta hay nghĩ tới những thành viên của kíp xe tăng 843, 390, hay hình ảnh người cắm cờ trên nóc dinh… Ít ai biết rằng, có một chiến sĩ lái xe tải đã vượt qua bao hiểm nguy, ác liệt, đưa các chiến sĩ đặc công góp mặt tại đó vào đúng những thời khắc đặc biệt của cuộc đời. Người đó là lái xe Dương Quang Lựa và chiếc xe tải mang biển số CE 1283.

Người của lịch sử
Trong một lần về thăm Lữ đoàn vận tải ô tô chiến lược 971 (Cục Vận tải), tôi được các cán bộ, chỉ huy lữ đoàn kể về Thượng úy Dương Quang Lựa, người lái chiếc xe tải đầu tiên chở các chiến sĩ bộ đội đặc công tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. May mắn thay, không lâu sau đó, tôi đã được gặp ông Lựa tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội (Tổng cục Hậu cần), khi ông đến dự lễ hiến tặng kỷ vật kháng chiến do bảo tàng tổ chức. Ông đã kể cho chúng tôi nghe về khoảnh khắc lịch sử của dân tộc và cuộc đời mình cách đây tròn 40 năm…

 Lúc đó ông Lựa đang là lái xe của Đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Trung đoàn 512, Sư đoàn 571 thuộc Đoàn 559. Khoảng 15h chiều 29-4-1975, khi đơn vị đang tập kết ở một bìa rừng cao su thuộc căn cứ Nước Trong chuẩn bị cho những trận đánh cuối, Dương Quang Lựa được Trung đội trưởng Đinh Xuân Thêm gọi lên. Trung đội trưởng Thêm chỉ vào hai người trên chiếc xe Jeep vừa tới nói với Lựa: “Đây là hai cán bộ của đơn vị tăng thiết giáp. Các anh ấy đang cần lực lượng chi viện. Chỉ huy đơn vị cân nhắc kĩ và quyết định chọn cậu”.

Chưa rõ nhiệm vụ là gì, nhưng theo lệnh, Dương Quang Lựa đưa xe rời đơn vị đi theo chiếc xe Jeep. Đi chừng 5 km, hai xe dừng lại. Tất cả cùng đi đến một căn hầm. Trong hầm khá tối, Lựa quan sát thấy  chừng 10 người, trong đó có một cán bộ khoảng 50 tuổi ngồi ở đầu bàn. Giọng cán bộ này sang sảng: "Theo chỉ thị của cấp trên, đơn vị chúng ta có nhiệm vụ tiến công trên hướng chính, trong đó có tổ gồm 5 xe tăng và một xe hơi chở lực lượng đặc công đánh chiếm Dinh Độc Lập. Trên đường hành tiến, tổ này đánh lướt để nhanh chóng thọc sâu vào mục tiêu chủ yếu càng sớm càng tốt".

Sau cuộc họp khoảng 30 phút, một cán bộ chạy đến đưa cho Dương Quang Lựa chiếc băng để đeo vào tay trái và một lá cờ giải phóng cắm ở đầu xe. Đồng chí này nói ngắn gọn: "Xe của đồng chí chở 40 người, sẽ đi sau ba xe tăng, hai xe tăng còn lại sẽ đi cuối. Lưu ý xe không được bật đèn, phải tập trung để bám theo xe tăng đằng trước, dựa theo tín hiệu của đèn pin để đi hoặc dừng". 

Nghe xong lời quán triệt, Lựa và mọi người lên xe. Trong buồng lái khi đó đã có hai người, có vẻ là tổ chỉ huy. Đoàn xe rầm rầm chuyển động ra khỏi vị trí tập kết. Vừa ra khỏi bìa rừng khoảng 2km, anh thấy tiếng đạn pháo, xe cộ đủ loại rộ lên. Hai bên đường tiếng súng bắn xối xả, đạn đan chéo vào đội hình xe. Lựa dừng xe, nhanh chóng cùng anh em nhảy xuống hình thành đội hình chiến đấu. Chừng 30 phút tiếng súng thưa dần, mọi người lên xe tiếp tục hành tiến. Trong cuộc đấu súng đầu tiên này, một cán bộ ngồi trên ca bin đã hy sinh.

Ông Lựa (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng đội xưa hàn huyên bên chiếc xe CE 1283 vừa được phục dựng

Suốt đêm ấy, đội hình thọc sâu của Lựa vừa hành quân, vừa chiến đấu. Dù là lái xe, nhưng khi gặp địch chặn đánh, anh cũng nhảy xuống chiến đấu cùng. Trong ánh sáng lập lòe của đạn pháo, anh quan sát thấy đồng đội hầu hết đều mặc quần đùi, áo lót hoặc cởi trần. Thấy Lựa nhìn bằng ánh mắt tò mò, các đồng đội cười: “Chúng tớ là dân đặc công, vào Dinh Độc Lập cậu sẽ biết”. 

Buổi sáng 30-4, đội hình mũi thọc sâu đến cầu Sài Gòn. Tại đây địch bố trí ổ đề kháng mạnh, hỏa lực từ xe tăng và súng pháo các loại ở bên kia cầu và từ tàu chiến dưới sông bắn lên xối xả. Quan sát thấy hai chiếc xe tăng của ta ở cuối đội hình còn cách nhau một khoảng trống, Lựa đưa xe nhích dần vào đó để tránh đạn của địch và nhảy xuống để chiến đấu tiếp. Bỗng có một tiếng nổ lớn ngay trước đầu xe của Lựa. Chiếc lốp trước của xe đã bị xẹp hơi vì mảnh đạn. Không còn lốp dự phòng, anh đành phải kích xe, đưa một chiếc lốp sau thay lên bánh trước, cho xe chạy 5 bánh. 

Vượt qua ổ đề kháng của địch, đến trưa, Dinh Độc Lập đã hiện ra trước mắt. Sau khi xe tăng của ta húc đổ cổng sắt, Lựa cho xe vận tải thẳng tiến vào Dinh. Vừa dừng xe, anh cùng đồng đội nhảy phắt xuống lao vào căn nhà lớn trước mặt. Vừa lên đến tầng hai, một đồng chí có mặt ở đó ngăn lại: “Các cậu không phải lên nữa. Tất cả xuống dưới để ổn định trật tự”. 

Anh hơi hụt hẫng, đi xuống dưới sân. Nhìn ra các hướng, Lựa thấy các lực lượng của ta đang dồn dập tiến về Dinh Độc Lập. Đông đảo người dân và các phóng viên báo chí cũng có mặt ngoài khu vực dinh. Sau khi cùng đồng đội tận hưởng niềm vui chiến thắng, đến khoảng 12h, Lựa và anh em mới tổ chức nấu cơm. Lúc này, anh mới ngỡ ngàng khi nhẩm đếm lực lượng đi cùng còn không đầy chục người…

Ông Lựa (ngoài cùng bên trái) nhận hoa và tặng thưởng của Thủ trưởng 
Cục Chính trị- Tổng cục Hậu cần tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội


Vẫn nặng suy tư
Quá trình tìm hiểu về câu chuyện của người lái xe Dương Quang Lựa, chúng tôi khá ngạc nhiên khi không thấy nhiều tài liệu đề cập. Có lẽ do Dương Quang Lựa là quân số phối thuộc cho mũi thọc sâu, hoàn cảnh chiến đấu căng thẳng và ác liệt lại diễn ra trong thời gian ngắn nên anh và mọi người chưa kịp biết đến nhau. Chỉ thấy Báo “Chiến sĩ Hậu cần” của Tổng cục Hậu cần có bài viết về ông với tựa đề "Người lái xe đầu tiên vào Dinh Độc Lập-Sài Gòn” ra ngày 10-11-1976 kể lại câu chuyện trên (số báo này hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia). 

Ông Lựa kể : "Sau ngày 30-4, tôi về đơn vị cũ. Vài tháng sau, có các anh ở Đoàn 559 đến đại đội tìm tôi và đưa lên cơ quan chính trị để phỏng vấn. Lúc đó có cả một số đồng chí phóng viên báo chí. Sau đó, tôi được lệnh đưa chiếc xe CE 1283 của mình cùng một số vật dụng như chiếc bạt còn dính máu, khẩu AK đã theo tôi suốt chặng đường hành quân và chiến đấu đến Dinh Độc Lập… để tham gia triển lãm ở Giảng Võ, Hà Nội".

Sau khi triển lãm kết thúc, Dương Quang Lựa đã bàn giao chiếc xe lịch sử ấy cho ban tổ chức và tiếp tục trở lại đơn vị công tác. Một thời gian dài sau, số phận của chiếc xe lịch sử cùng những vật dụng đi kèm và ngay cả người từng gắn bó với chúng cũng gần như bị lịch sử lãng quên. Cho đến tận năm 2009, sau nhiều lần xác minh kỹ lưỡng, Tổng cục Hậu cần đã giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương phục chế lại chiếc xe CE 1283 để đưa vào trưng bày tại Bảo tàng Hậu cần phục vụ cho công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống.

Như vậy, qua lời kể của ông Dương Quang Lựa, cùng với một số tài liệu, lời kể của một số nhân chứng, có thể khẳng định: Ông Dương Quang Lựa là người lái chiếc xe vận tải đầu tiên vào Dinh Độc Lập. Ông vừa là người góp công, đồng thời cũng là chứng nhân lịch sử. Việc Tổng cục Hậu cần cho phục chế chiếc xe CE 1283 là quyết định đúng đắn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, còn một điều mà trước khi kết thúc câu chuyện với chúng tôi, ông Lựa vẫn tâm tư mãi, đó là: Chiếc xe ông lái ban đầu chở tổng cộng 40 cán bộ, chiến sĩ đặc công. Suốt chặng đường vừa hành tiến, vừa chiến đấu cho tới khi đến Dinh Độc Lập chỉ còn lại chưa đầy 10 người. Như vậy, trên 30 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng. Vậy mà đến nay, sự hy sinh của họ vẫn là thầm lặng! Nếu các cơ quan chức năng thu thập tư liệu để vinh danh xứng đáng cho những chiến sĩ đặc công ấy thì đó là sự tri ân to lớn...
Theo Văn Chiển - Nguyễn Long/anninhthudo.vn


Gặp người lái xe đầu tiên vào dinh Độc Lập

-  “Dù 40 năm trôi qua, song những ngày tháng cùng đồng đội tiến vào đánh chiếm Dinh Độc Lập luôn trong ký ức tôi như mới hôm qua”. Đó là tâm sự của Thượng úy Dương Quang Lựa, năm 1975 là Tiểu đội trưởng thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 964, Sư đoàn 571, Đoàn 559 - người được giao nhiệm vụ lái xe đưa lực lượng đặc công cùng 5 xe tăng mở đường đánh chiếm hang ổ cuối cùng của địch. 
Gặp người lái xe đầu tiên, dinh Độc Lập, Thượng úy Dương Quang Lựa
Lái xe Dương Quang Lựa cơ động mũi thọc sâu đầu tiên cùng phân đội xe tăng vào Dinh Độc Lập.
Bên chén trà nóng trong căn nhà nhỏ tại thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế), câu chuyện của người lính Trường Sơn năm xưa bắt đầu với những hồi ức đáng tự hào.
... Năm 1970 (17 tuổi), tôi vào bộ đội, được chọn đi học lái xe và thử thách ngay trên tuyến đường Trường Sơn. Cung đường quen thuộc của đơn vị tôi từ Binh trạm 33 đến Xalavan thuộc nước bạn Lào. Suốt 5 mùa vận chuyển, tôi có hàng trăm lần vượt trọng điểm, hàng chục lần bị B52 đánh trúng đội hình... Những trọng điểm: Đèo Phu Lai Nhích, ngầm Ta Lê, Tha Mé, Pooc Pa Năng, đến cua chữ A, chúng tôi thuộc như lòng bàn tay. Đây cũng chính là những trọng điểm địch đánh phá suốt ngày đêm hòng ngăn chặn đường tiếp tế của ta. Địch đánh ngày, chúng tôi đi đêm. Xe đầu cháy, xe sau tiếp tục băng lên phía trước. Những đoàn “xe không kính” dù chỉ đi bằng đèn cua, đèn ngầm nhưng vẫn băng đèo vượt suối đưa hàng đến đích.
Cuối tháng 3-1975, Sư đoàn ô tô vận tải 571 trong đó có đơn vị tôi từ Lào được lệnh rút về tập kết ở Quảng Trị. Đầu tháng 4-1975, chiến trường bắt đầu ác liệt. Đơn vị ngày đêm chở vũ khí, lương thực thần tốc theo lực lượng bộ binh đánh chiếm căn cứ địch dọc các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết... 
Gặp người lái xe đầu tiên, dinh Độc Lập, Thượng úy Dương Quang Lựa
Thượng úy Dương Quang Lựa
Chiều tối 28-4-1975, đoàn xe đến điểm tập kết tại một bìa rừng cao su thuộc căn cứ Nước Trong (cách Sài Gòn chừng 50km) chúng tôi đưa xe vào vị trí an toàn rồi mắc võng ngủ và luôn sẵn sàng chờ lệnh. Mặc dù mất ngủ nhiều đêm, nhưng nằm đấy mà không sao ngủ được vì tiếng súng cứ ì ùng vọng lại dữ dội. Pháo sáng của địch thả liên tục trong đêm sáng rực bầu trời. 
Chiều 29-4, tôi bất ngờ được đồng chí Thêm, thủ trưởng trực tiếp của đơn vị gọi lên giao nhiệm vụ, đại ý đơn vị tăng thiết giáp yêu cầu một xe và một lái đi chi viện, rồi cử tôi tham gia. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, phải rất cố gắng hoàn thành. Anh còn động viên, với kinh nghiệm nhiều năm lái xe trên các chiến trường, xử lý địa hình, tin tưởng tôi sẽ làm tốt. Đến đơn vị mới thuộc Lữ đoàn xe tăng 203, tôi được giao chở 40 chiến sĩ trinh sát đặc công cùng phân đội xe tăng 5 chiếc làm nhiệm vụ thọc sâu đánh thẳng vào Dinh Độc Lập mở đường cho đại quân tiến vào Sài Gòn. 
Niềm vui đến quá bất ngờ song tôi hiểu sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. 19 giờ, chúng tôi xuất phát từ căn cứ Nước Trong theo hướng chính vào Sài Gòn. Xe không được bật đèn mà đi theo ánh đèn pin dẫn của xe tăng. Anh biết đấy, xe tăng bánh xích đi còn khó huống hồ xe vận tải. Mũi tiến công của chúng tôi đi được vài km thì gặp xa lộ rồi tiến thẳng về Sài Gòn. Dọc đường, chúng tôi phải liên tục chiến đấu với địch. Có lúc địch đông quá, cả đoàn xe phải dàn đội hình chiến đấu. Trong đêm tối, qua ánh chớp của đạn pháo, tôi nhìn thấy rõ các vị trí phòng thủ, quân địch ở hai bên đường. 
Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, năm 1974, Dương Quang Lựa vinh dự được kết nạp vào Đảng ngay tại chiến trường, được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, danh hiệu "Dũng sĩ lái xe Trường Sơn".
Năm 1984, Dương Quang Lựa xuất ngũ với quân hàm Thượng úy, cùng vợ Phạm Thị Anh Quế cũng là bộ đội Trường Sơn sống tại thị trấn Cầu Gồ. Anh chị có hai con, cháu lớn hiện công tác tại Phòng Kỹ thuật Hình sự (Công an tỉnh), cháu thứ hai là công an viên thị trấn Cầu Gồ.
Là lính lái xe Trường Sơn, từng qua bao mùa vận chuyển, vượt nhiều trọng điểm vậy mà giờ đây tôi mới thực sự giáp mặt kẻ thù. Có lúc xe vẫn nổ máy chờ bộ đội xuống chiến đấu với tàn quân địch. Dọc đường hành quân, chúng tôi tiêu diệt nhiều lô cốt, ổ đề kháng của địch. Mờ sáng 30-4, chúng tôi đến Trường sĩ quan Thiết giáp. Tại đây, cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng ác liệt kéo dài hơn một tiếng. Cuối cùng địch phải rút chạy. 
Vừa đánh địch vừa tiến, các chiến sĩ đặc công kê súng lên nóc ca pin xe ô tô để chiến đấu. Cứ như vậy mũi tiến quân của chúng tôi tiến thẳng vào đường phố Sài Gòn. Đội hình đang thẳng tiến bỗng phải dừng lại bởi đại bác địch nổ dồn trước mặt thành hàng rào lửa chặn bước tiến của quân ta. 
Hơn 9 giờ ngày 30-4, mũi tiến công của chúng tôi tới sát cầu Sài Gòn. Cuộc chiến đấu ở đây vô cùng ác liệt bởi địch quyết cố thủ. Trên mặt cầu, hai xe tăng địch đỗ song song bắn xối xả. Hai bên bờ sông Sài Gòn, ca nô, bộ binh địch bắn lên mặt cầu. Các ổ đề kháng của địch liên tục xả súng vào đội hình. 
Chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh thần tốc nhưng phải giữ được cầu, bảo vệ người dân để đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn. Bộ đội ta dàn đội hình chiến đấu, tôi xách khẩu AK lao ra khỏi buồng lái cùng đồng đội đánh địch. Một tiếng đạn cối nổ ngay trước mặt. Tôi vội trở lại xe thấy một bên lốp trước bị xẹp. Do không có lốp dự phòng, tôi phải cho xe chạy 5 bánh rồi tháo bánh sau thay lên bánh trước trong tiếng đạn réo bên tai. Vừa xong thì cũng là lúc đội hình xe bọc thép phía sau ập đến áp đảo quân thù. 
Chiếc xe số hiệu CET1283 do Dương Quang Lựa lái cơ động theo mũi thọc sâu hướng chính đã được coi là chiếc xe ôtô vận tải đầu tiên của quân đội giải phóng đánh chiếm vào Dinh Độc Lập, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam. 
Không giữ nổi cầu, địch vội tháo chạy bỏ lại hai chiếc xe tăng song song trên cầu làm vật cản đường tiến của quân ta. Không chần chừ, hai xe tăng ta xông lên dùng dây cáp kéo bay một chiếc mở đường vượt qua cầu. Vào thành phố, tôi thấy mọi diễn biến khác hẳn, tiếng súng thưa dần, thỉnh thoảng mới có vài loạt AR15 rời rạc hoặc những quả đạn cối bắn chặn phía trước chứ không còn ác liệt như ở cầu Sài Gòn. Lúc này nhân dân đổ ra đường rất đông chào đón quân giải phóng. Đúng 11 giờ 30 phút, mũi tiến quân của chúng tôi nhận nhiệm vụ đánh vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn: Dinh Độc Lập.
Sau khi chiếc xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập, cả mũi tiến công 6 xe của chúng tôi lao vào sân. Tôi thấy một đồng chí từ xe tăng tay cầm lá cờ giải phóng chạy lên, tôi vác súng chạy theo lên đến tầng hai thì có một đồng chí ngăn lại và yêu cầu tôi ra chặn ngoài cổng để bảo vệ. Khoảng 10 phút sau, xe tăng từ các hướng và các đơn vị lần lượt tới ngoài hàng rào bao vây Dinh Độc Lập. Sau đó tôi biết người cắm lá cờ hôm ấy là anh Bùi Quang Thận, một trong những đồng đội của mũi tấn công hướng chính cùng với chúng tôi. 
Chúng tôi đứng quây quần dưới sân Dinh Độc Lập. Những gương mặt sạm nắng, quần áo người nào cũng dính đầy máu, đất song không ai giấu nổi niềm vui chiến thắng. Nhưng cái giá cho sự chiến thắng không gì so sánh được. Tôi bàng hoàng khi biết, trong số 40 chiến sĩ đặc công đi trên chiếc xe tải của tôi đến đây chỉ còn... hai người. Họ đã ngã xuống vì Tổ quốc ở thời khắc chiến thắng đã cận kề.
Đất nước thống nhất 40 năm. Nhớ những đồng đội của mình, ngày 30-4 hàng năm tôi vẫn lặng lẽ thắp hương, cầu mong các anh dù ở đâu đó  luôn hướng về đất Mẹ, phù hộ cho gia đình, quê hương, đất nước.
Việt Hưng (Ghi theo lời kể của Thượng úy Dương Quang Lựa)
Theo baobacgiang.com.vn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét