Trang Chủ

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Hoa Ưu đàm liên tiếp xuất hiện ở Bắc Giang?

Tại ngôi biệt thự của gia đình ông Nguyễn Văn Hạnh ở thôn Dĩnh Lục, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang vừa xuất hiện một khóm hoa được xem là giống ưu đàm hoa huyền thoại của nhà Phật.


Theo đó, khóm hoa gồm 29 bông xuất hiện trên tấm rèm cửa sổ phòng khách. Ông Hạnh là người đã từng tìm hiểu và biết về loài hoa huyền thoại của nhà Phật này nên hết sức ngạc nhiên và cảm thấy thú vị, vì cho rằng đây là niềm may mắn và phải có duyên mới gặp được loài hoa này(?).
Gia đình ông phát hiện ra khóm hoa này trên rèm cửa vào tối 25/7/2015. Trước đó, tại nhà anh Trần Văn Trường ở thành phố Bắc Giang (đang làm việc tại BigC Bắc Giang) cũng đã xuất hiện loài hoa này 38 bông trên thanh sắt ở cánh cổng sắt vào năm 2013.
   Hoa Ưu đàm liên tiếp xuất hiện ở Bắc Giang? - Ảnh 1
   Hoa Ưu đàm liên tiếp xuất hiện ở Bắc Giang? - Ảnh 2

   Hoa Ưu đàm liên tiếp xuất hiện ở Bắc Giang? - Ảnh 3

Những hình hoa Ưu đàm xuất hiện ở Bắc Giang

Theo truyền thuyết thì hoa ưu đàm (udumbara) có nghĩa là “Hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời, 3.000 năm mới nở một lần”. Kinh điển nhà Phật nói rằng, hoa ưu đàm thường tượng trưng cho cho những gì hiếm có khác thường, hoa chỉ xuất hiện khi có đức Phật xuất hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian.
Lần đầu tiên, hoa ưu đàm được công bố phát hiện trên ngực tượng Phật Như Lai bằng vàng ở Kyungki-Do, Hàn Quốc vào tháng 7/1997. Sau đó, hoa ưu đàm được phát hiện xuất hiện ở nhiều nước/vùng lãnh thổ trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Singapore, Mỹ, Pháp, Việt Nam…

Tại Việt Nam, loài hoa này đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh thành. Hoa ưu đàm xuất hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như đồng, sắt, vàng, trên rễ cây (26 bông ở Nghệ An), trên cửa sổ lớp học (25 bông ở thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), mọc trên xe máy, trên lá cây cảnh…
Cụm hoa nhiều nhất ở các tỉnh thành được thông tin trên báo chí đến nay là 26 bông. Hiếm có khóm hoa nào có số lượng lên đến 29 bông hoặc 38 bông như tại hai gia đình được biết đến ở Bắc Giang. Để ngắm được hoa ưu đàm, người ta phải quan sát kỹ, dùng kín núp để phóng to mới thấy rõ hình bông hoa mang dáng búp sen màu trắng.
Trước hiện tượng nhiều nơi trên tỉnh thành của cả nước thông tin hoa ưu đàm xuất hiện vào thời gian trước đây làm xôn xao dư luận, GS.TSKH.Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Viện vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nhận định rằng: “Thực chất, loài hoa mà người ta có tên là hoa ưu đàm là sinh vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô. Có thể gọi tên đúng của hoa này là nấm nhầy bởi cơ thể là một khối nhầy”.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác của GS.TS.Nguyễn Thị Chính từng cho rằng: Nếu là nấm nhầy thì không đủ cơ sở vì nấm nhầy không dễ xuất hiện trên cả đồng, sắt và lá cây. Nếu cho đây là nấm nhầy thì cần phải nghiên cứu kỹ về môi trường sống. Cần hướng nhiều hơn tới sự biến đổi của môi trường. Bên cạnh đó, GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt cũng khẳng định rằng, phải ở môi trường tốt lành, điều kiện môi trường sinh thái tốt, chúng (nấm nhầy) mới xuất hiện.
Với ý nghĩa của một loài hoa nhà Phật đang xuất hiện ở nhiều nơi trên các tỉnh thành ở Việt Nam đã mang lại cho nhiều người niềm tin về những điều tốt đẹp, may mắn trong cuộc sống. “Như vậy, bỏ qua yếu tố tâm linh, nếu ở đâu có một môi trường tốt thì ở đó con người đang được hưởng những điều tốt lành rồi”, một bạn đọc chia sẻ tin tức.
THU HÀ (Hội VHNT Bắc Giang)
Nguồn nguoiduatin.vn
Tin Khác:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét