Trang Chủ

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

"Nghĩa địa xe ô tô" của những tỷ phú ở Bắc Giang

Tin mới:


- Hàng trăm chiếc ô tô có đủ các thương hiệu như Camry, Hyundai, Mercedes, Toyota, Honda, Mazda hay các loại tàu thủy... nằm chềnh ềnh trên bãi quanh những ngôi biệt thự hoành tráng.

Thôn Thuyền (xã Dĩnh Trì, Tp.Bắc Giang) hay được gọi là “làng đồng nát” trước đây vốn gắn với hình ảnh đôi quang gánh hay chiếc xe đạp thồ đi khắp nơi trong tỉnh và một số tỉnh lân cận để thu mua phế liệu hoặc đổi bằng kẹo kéo thì nay nhiều gia đình đã phất lên nhanh như diều gặp gió.
Đặc biệt, từ năm 2000 trở lại đây, dân làng Thuyền không còn phải kẽo kẹt trên những chiếc xe đạp cũ kĩ đi về các tỉnh để mua phế liệu mà đã thành lập hẳn những công ty riêng của gia đình, thuê nhân công làm việc. Nhiều công ty đã kí kết những hợp đồng kinh tế trị giá vài chục tỷ đồng, quá nửa số hộ trong làng đã xây dựng nhà cao tầng, nhiều hộ đã sắm xe hơi "xịn".
 
Trên con đường vào làng là một "nghĩa địa ô tô" với vô số các loại xe ôtô cũ, máy xúc máy ủi đã qua sử dụng cùng các loại phụ tùng như: trục, bánh xích, lốp… của máy xúc, máy ủi ngổn ngang

Hàng trăm chiếc ô tô đã đến tuổi "nghỉ hưu", có đủ các thương hiệu như Camry, Hyundai, Mercedes, Toyota, Honda, Mazda và các loại tàu thủy, máy xúc, máy ủi... nằm chềnh ềnh trên bãi . Mỗi chiếc ô tô như vậy có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng tùy theo tình trạng của xe
Hồi đầu mới làm nghề, nhà nào cũng chất đống sắt vụn đầy sân, ngoài vườn mặc cho hoen gỉ để chờ đủ chuyến mới gom lại mang đi tiêu thụ. Sau đó một số nhà có vốn đứng ra làm đại lý, thu mua lại của những người đi mua nhỏ lẻ rồi mua những món hàng to hơn, giá trị hơn. 
Người thôn Thuyền bây giờ không thu mua đồng nát, sắt vụn nữa mà đều làm ăn lớn, tức là quan hệ với cả các cơ quan nhà nước, đơn vị quốc phòng… Bất kể có một thương vụ gì liên quan đến việc đấu thầu xe cũ, nát trên cả nước, hầu như đều có mặt người làng Thuyền đến thu mua.
 
 Sau khi mua được xe, chuyển về thôn và tiến hành công đoạn tháo, phá, dỡ, cắt các bộ phận để bán riêng. Những phụ tùng, linh kiện còn sử dụng được rồi bán cho các cơ sở trong nước. Những thứ không dùng được đem bán cho đồng nát làm sản phẩm tái chế
Diện tích kho bãi lên vài nghìn mét vuông, những đống sắt vụn chất cao như núi, khắp nơi một màu nâu xỉn
Các thương lái, chủ cửa hàng sửa chữa ô tô từ khắp nơi trên cả nước đổ về thôn chọn mua phụ tùng. Cái nào còn dùng được thì để bán riêng còn lại những đồ hỏng hóc đem bán đồng nát được khoảng 9 nghìn - 15 nghìn/kg
Bãi phụ tùng, linh kiện ô tô rộng mênh mông của gia đình ông Nguyễn Văn Phong nay đã có giá trị lên đến cả chục tỷ đồng
     
2 năm trước, tại kho Đầm tỉnh Hải Dương, thanh lý một lô hàng ô tô cũ rất lớn với tổng trị giá gần 100 tỷ đồng. Nhận thấy lợi nhuận cao nên mấy hộ trong thôn Thuyền đã liên kết chung vốn để đấu thầu. Lượng xe ô tô lớn dồn về thôn khiến cho thôn trở thành một "nghĩa địa ô tô cũ"
Thôn Thuyền có hơn 300 hộ dân, trong số đó gần 100 hộ làm nghề mổ ô tô. Thôn có tới 15 công ty tư nhân chuyên làm nghề này, giải quyết việc làm cho gần 400 công nhân. 
Nghề "mổ xe" đã giúp nhiều hộ dân làng Thuyền "đổi đời", xây được nhà lầu, mua ôtô. Theo thống kê, cả thôn hiện tại có hàng chục xưởng cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Nếu "trúng quả", có hộ có thể thu vài tỷ đồng chỉ với một chuyến hàng
Quá nửa số hộ dân trong làng giờ đã xây nhà cao tầng, biệt thự khang trang. Tuy nhiên hiện nay thôn Thuyền vẫn đang bộc lộ những "mặt trái" ảnh hưởng đến tương lai làng nghề khi môi trường ngày càng nhiều khói bụi, độc hại và tiếng ồn.


Theo Huy Hùng/công lý



Tin mới:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét