Tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian. Song mỗi loại tầm gửi mọc trên các cây chủ khác nhau lại có công dụng khác nhau.
Tầm gửi hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi là loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Ngoại trừ ba loài, còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp và đều thuộc là Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi, tên khoa học: Loranthaceae một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68 – 77 chi và 950 – 1.000 loài. Tuy nhiên tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian. Song mỗi loại tầm gửi mọc trên các cây chủ khác nhau lại có công dụng khác nhau.
Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết, chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): Có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh). Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu một số cách trị liệu tiêu biểu từ cây tầm gửi. * Dùng tầm gửi trên cây dâu (Đông y gọi là Tang kí sinh). Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Phương “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi. Phương thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g. Phương thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm. * Làm mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Lấy tầm gửi cây gạo (chọn được tầm gửi trên cây gạo tía sẽ tốt hơn) 20 – 30g, đun, sắc uống hằng ngày.
B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI
Tầm gửi hay còn gọi là tằm gửi, chùm gửi là loài cây thân gỗ, phần nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Ngoại trừ ba loài, còn lại đều có cách mọc và phát triển trên các cây khác, chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang hợp và đều thuộc là Họ Tầm gửi hay họ Tằm gửi hoặc họ Chùm gửi, tên khoa học: Loranthaceae một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học công nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68 – 77 chi và 950 – 1.000 loài. Tuy nhiên tầm gửi là vị thuốc nam rất tốt cho sức khoẻ được lưu truyền trong dân gian. Song mỗi loại tầm gửi mọc trên các cây chủ khác nhau lại có công dụng khác nhau.
Gần đây các nhà khoa học thuộc Đại học Charite (Đức) cho biết, chất chiết xuất từ một loài tầm gửi - Loranth, có khả năng kích hoạt một số tế bào miễn dịch tấn công virut viêm gan C và có khả năng lọc sạch các tế bào bệnh, làm cho gan bệnh nhân sớm phục hồi. Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): Có tác dụng trị các chứng đau nhức xương cốt, lợi sữa, an thai. Để trị chứng phong thấp thường phối hợp với các vị thuốc khác (trong bài thuốc độc hoạt tang ký sinh). Để tham khảo và áp dụng dưới đây xin giới thiệu một số cách trị liệu tiêu biểu từ cây tầm gửi. * Dùng tầm gửi trên cây dâu (Đông y gọi là Tang kí sinh). Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Phương “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi. Phương thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g. Phương thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm. * Làm mát gan, thải độc cho người bị thận (viêm cầu thận); chữa sỏi thận, phù thận, chức năng gan yếu; tăng thể lực cho người mệt mỏi, gây thèm ăn, dễ ngủ, tiêu phù. Lấy tầm gửi cây gạo (chọn được tầm gửi trên cây gạo tía sẽ tốt hơn) 20 – 30g, đun, sắc uống hằng ngày.
B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI
Nguồn nongnghiep.vn
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét