- Cho trẻ uống thuốc nhiều khi là cực hình đối với các cha mẹ. Ds. Phạm Thị Bích Sen – Khoa Dược, Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ một số cách đơn giản giúp phụ huynh dễ dàng hơn trong việc cho trẻ uống thuốc.
- Chia nhỏ số thuốc phải uống trong một lần: đối với các toa có số thuốc từ 2 trở lên, phụ huynh nên chia nhỏ ra. Ví dụ toa có 3 thuốc : thuốc 1 uống 2 lần 1 ngày, thuốc 2 uống 3 lần 1 ngày, thuốc 3 uống 2 lần một ngày. Phụ huynh có thể chia như sau: sáng thuốc 3 + thuốc 1 + thuốc 2, trưa thuốc 3 + thuốc 2, chiều thuốc 3 + thuốc 1. Cách này dễ áp dụng với các toa thuốc bổ.
- Giảm áp lực trong một lần uống thuốc: trẻ nhỏ rất dễ sao lãng bởi việc chơi. Phụ huynh có thể lợi dụng việc này trong việc giúp trẻ uống thuốc. Thay vì bắt trẻ phải uống liên tục nhiều thuốc một lần khiến trẻ sợ hãi và khó dỗ trẻ uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống một loại thuốc, để trẻ chơi giỡn trong 10 – 15 phút khiến trẻ sao nhãng đi việc mình đang phải uống thuốc, lúc đó hãy tiếp tục cho trẻ sử dụng loại thuốc thứ 2.
- Uống thuốc dễ uống trước: hãy ưu tiên uống các thuốc có vị ngọt hoặc mùi thơm trước, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các lần uống sau. Hoặc cho trẻ uống xen kẽ thuốc dễ uống, thuốc khó uống, thuốc dễ uống.
Đối với các loại thuốc dạng lỏng: một số thuốc dóng dạng ống thủy tinh màu, phụ huynh nên đổ thuốc ra ly thủy tinh trong để dễ nhận thấy mảnh thủy tinh lẫn trong thuốc, tránh uống trực tiếp bằng ống thủy tinh dễ gây rách miệng trẻ. Đối với các thuốc lỏng đếm giọt, phụ huynh có thể đếm trên thìa rồi đút cho trẻ uống, tránh việc bóp miệng nhỏ giọt trực tiếp vào miệng trẻ, khiến trẻ sợ hãi.
- Uống thuốc dễ uống trước: hãy ưu tiên uống các thuốc có vị ngọt hoặc mùi thơm trước, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các lần uống sau. Hoặc cho trẻ uống xen kẽ thuốc dễ uống, thuốc khó uống, thuốc dễ uống.
Đối với các loại thuốc dạng lỏng: một số thuốc dóng dạng ống thủy tinh màu, phụ huynh nên đổ thuốc ra ly thủy tinh trong để dễ nhận thấy mảnh thủy tinh lẫn trong thuốc, tránh uống trực tiếp bằng ống thủy tinh dễ gây rách miệng trẻ. Đối với các thuốc lỏng đếm giọt, phụ huynh có thể đếm trên thìa rồi đút cho trẻ uống, tránh việc bóp miệng nhỏ giọt trực tiếp vào miệng trẻ, khiến trẻ sợ hãi.
Đối với trẻ tuổi mẫu giáo, có thể rủ trẻ chơi trò bác sĩ, việc này khiến việc uống thuốc trở thành trò chơi, đồng thời giảm tâm lý sợ hãi việc khám chữa bệnh. Tuy nhiên, với cách này cần cất thuốc tránh xa tầm tay trẻ em để tránh việc trẻ nhỏ tự lấy thuốc chơi dẫn đến uống quá liều.
Ảnh minh họa.
|
Những lưu ý khi cho trẻ uống thuốc :
- Không bao giờ nói dối trẻ về vị của thuốc: Việc nói dối trẻ sẽ khiến trẻ càng khó uống thuốc hơn trong những lần sau.
- Luôn luôn chắc chắn về số lượng thuốc cho trẻ uống và số lần uống trong một ngày. Cùng lúc đó, hãy đọc chỉ dẫn bên trong thuốc để tránh bất kỳ những phản ứng gây dị ứng cho trẻ xảy ra sau đó.
- Trong trường hợp cho những trẻ nhỏ tuổi hơn uống thuốc, bạn có thể hoà thuốc với nước ép táo, nước ép thạch hoặc kem.
- Hãy sử dụng một ít điều tưởng tượng khi cho bé uống thuốc. Điều này có thể làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp sử dụng thuốc viên, bạn có thể nghiền viên thuốc thành bột và trộn với bất kỳ loại thực phẩm nào, ví dụ như món tráng miệng, cho trẻ ăn.
- Đối với loại thuốc dạng nước, lắc đều trước khi sử dụng. Sau đó dùng ống nhỏ giọt, xy lanh bơm vào miệng, cốc hoặc thìa uống thuốc để cho trẻ uống.
- Luôn luôn kiên nhẫn khi cho trẻ uống thuốc. Tức giận sẽ chỉ làm cho trẻ thêm bướng bỉnh hơn.
- Nói cho trẻ lí do tại sao bé phải uống thuốc. Ví dụ, uống thuốc sẽ làm bé hết đau. Điều này có thể giúp bé dễ tiếp nhận việc uống thuốc hơn.
- Khi bé uống thuốc mà không gây om sòm ầm ĩ, hãy nhớ tán dương bé.
- Luôn luôn chắc chắn về số lượng thuốc cho trẻ uống và số lần uống trong một ngày. Cùng lúc đó, hãy đọc chỉ dẫn bên trong thuốc để tránh bất kỳ những phản ứng gây dị ứng cho trẻ xảy ra sau đó.
- Trong trường hợp cho những trẻ nhỏ tuổi hơn uống thuốc, bạn có thể hoà thuốc với nước ép táo, nước ép thạch hoặc kem.
- Hãy sử dụng một ít điều tưởng tượng khi cho bé uống thuốc. Điều này có thể làm cho việc uống thuốc dễ dàng hơn.
- Trong trường hợp sử dụng thuốc viên, bạn có thể nghiền viên thuốc thành bột và trộn với bất kỳ loại thực phẩm nào, ví dụ như món tráng miệng, cho trẻ ăn.
- Đối với loại thuốc dạng nước, lắc đều trước khi sử dụng. Sau đó dùng ống nhỏ giọt, xy lanh bơm vào miệng, cốc hoặc thìa uống thuốc để cho trẻ uống.
- Luôn luôn kiên nhẫn khi cho trẻ uống thuốc. Tức giận sẽ chỉ làm cho trẻ thêm bướng bỉnh hơn.
- Nói cho trẻ lí do tại sao bé phải uống thuốc. Ví dụ, uống thuốc sẽ làm bé hết đau. Điều này có thể giúp bé dễ tiếp nhận việc uống thuốc hơn.
- Khi bé uống thuốc mà không gây om sòm ầm ĩ, hãy nhớ tán dương bé.
Xử trí khi bé bị tai nạn do uống thuốc:
- Trường hợp bé nuốt phải thuốc, cần làm cho bé nôn càng sớm, càng nhiều càng tốt.
- Tìm xem bé đã uống phải loại thuốc gì, kiểm tra thuốc dùng dở dang, thuốc thiếu còn nằm trong túi, thuốc rơi vãi dưới bàn ghế hay trên mặt đất... và mang theo khi đưa bé nhập viện để tiện biết nguyên nhân ngộ độc và dùng chất đối kháng (antidote) chữa trị.
- Có thể gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn cấp cứu tạm thời và nhập viện càng sớm càng tốt vì sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế, cần hết sức thận trọng để tránh “tai nạn đáng tiếc”. Khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc.
- Tìm xem bé đã uống phải loại thuốc gì, kiểm tra thuốc dùng dở dang, thuốc thiếu còn nằm trong túi, thuốc rơi vãi dưới bàn ghế hay trên mặt đất... và mang theo khi đưa bé nhập viện để tiện biết nguyên nhân ngộ độc và dùng chất đối kháng (antidote) chữa trị.
- Có thể gọi điện thoại đến khoa cấp cứu để được hướng dẫn cấp cứu tạm thời và nhập viện càng sớm càng tốt vì sau 4 giờ thuốc có thể ngấm vào cơ thể.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt trong sử dụng thuốc, vì thế, cần hết sức thận trọng để tránh “tai nạn đáng tiếc”. Khi trẻ bị bệnh, cách an toàn nhất là đưa trẻ đi khám bệnh để được bác sĩ khám và chỉ định dùng thuốc.
Phạm Minh
Theo vnmedia.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét