Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

10 lời khuyên dành cho thanh niên của Bill Gates

Bill Gates ông chủ của tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft để đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp.
1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó!
(Sở dĩ như vậy, vì một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội)
2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu, bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên!
(Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn)
3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO, nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa.
(Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn)
4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc, đừng có oán trách số phận! Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học, để lần sau không bao giờ mắc phải nữa.


(Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu)
5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người "chán ngắt, vô vị" như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn.
(Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn)
6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không thành vấn đề quan trọng. Nhưng, khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản, nó phải có thứ bậc. Dù đi đâu hay làm công việc gì, bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình. Mà đó là thứ đẳng cấp của thực chất, có giá trị thật, không ảo, không hư danh.
(Luôn tự nhủ rằng, bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân)
7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào, kể cả ngày nghỉ.
(Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ, thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp)
8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên, thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp! Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty, thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa, lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả.
(Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người, đến tương lai của công ty)
9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều, vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Chính công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn.
(Bạn không nên xem phim nhiều, vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định)
10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng họ. Trong trường hợp sếp của bạn kém năng lực hoặc yếu phẩm chất về một lĩnh vực nào đó, bạn có thể gặp riêng để trao đổi thẳng thắn nhưng lịch sự.
(Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác, thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi). 
                                                                                                                                Nguồn internet

Xem thêm:

Trong bài thuyết pháp của ĐĐ Thích Phước Tiến cũng đã đề cập tới vấn đề này mời các bạn xem clip này:




Nguồn  youtube.com

Không có nhận xét nào: