Nguồn / youtube.com
Bảo tồn môn võ sáo Yên Thế
Với những cây sáo thiết luyện, ông từng biểu diễn cả võ và nhạc khắp trong nam, ngoài bắc, tạo được tiếng vang lớn. Bộ phim về ông và Võ sáo từng đoạt giải nhì Liên hoan phim tài liệu quốc tế. Võ sáo cũng đã được Cục Di sản đưa vào danh sách bảo tồn như là một trong những thành tố quan trọng tạo nên Cuộc khởi nghĩa của người anh hùng áo chàm Hoàng Hoa Thám. Có thể coi ông là người cuối cùng đạt đến đỉnh cao của võ và sáo. Ông là võ sư – nghệ sĩ Trịnh Như Quân.
Võ sư Trịnh Như Quân biểu diễn quyền sáo phối hợp
giá trị thẩm mỹ cao, khi tấu lên khiến người nghe bị hút hồn. Thậm chí, âm vực của cây thiết địch do võ sư Quân sáng tạo còn đạt đến độ chuẩn âm quốc tế, nghĩa là cây sáo sắt có thể hòa âm với cả dàn tân nhạc hoặc đệm solo cho ca sĩ biểu diễn. Kỳ lạ là trong kho thiết địch của ông, ngoài những cây hình trụ đủ kích cỡ, có ba cây rất đặc biệt, có thể nói là duy nhất từ trước tới nay. Ðó là cây Rồng thời Lý, cây Hoa Sen và cây Xà beng biết hát – chúng có hình dáng y như tên gọi. Cũng như các võ khí – nhạc khí bằng sắt hình thiết trụ quen thuộc: Cõi Thiên thai, Tiêu Tương, Giọt mưa thu, ba cây kỳ địch này do chính tay võ sư Trịnh Như Quân thiết kế, chế tạo bằng sắt đúc nguyên chất liền khối. Âm thanh của chúng, như võ sư Quân quả quyết, có thể làm tiêu lệnh xung phong cho quân sĩ, có thể khắc địch, chế địch và cũng có thể làm mềm lòng giai nhân tuyệt sắc mỗi khi người tráng sĩ tấu lên khúc tình ca.
Võ sư Trịnh Như Quân kể, ông làm quen với thiết địch đến nay đã hai chục năm có lẻ. Với ông, thế là muộn, nhưng ông không thấy tiếc, bởi cái duyên kỳ ngộ đến và đón nhận ông thế là đã mãn nguyện lắm rồi. Hồi còn làm ở ngành văn hóa tỉnh, ông tham gia một dự án tìm hiểu, bảo tồn di tích khởi nghĩa Yên Thế. Một lần tình cờ, ông gặp cụ Triệu Quốc Úy, là cháu một nghĩa quân năm nào. Qua vài lần trò chuyện, cụ Úy truyền lại cho ông bài Võ sáo danh chấn rừng thiêng Yên Thế, từng khiến quân Pháp bao phen khiếp đảm. Võ sư Quân mất hàng năm trời, có khi ở nhà cụ Úy hàng tháng để thụ giáo. Sau đó là ngót 10 năm, Trịnh Như Quân đóng cửa nghiên cứu võ sáo. Trong thời gian này, ông đã sáng chế ra những cây sáo sắt đạt đến trình độ tinh túy của môn võ này, biên soạn hàng trăm bản nhạc dành riêng cho sáo sắt và viết những cuốn truyện trinh thám, võ thuật anh hùng ly kỳ. Sau đó, ông đi khắp nơi biểu diễn công phu với món võ khí – nhạc khí độc đáo và nhận được vô số lời tán thưởng. Ông cũng bắt đầu thu nhận đệ tử, mong muốn tìm được truyền nhân để võ sáo không phải đứng trước nguy cơ thất truyền. Một trong những đệ tử của ông, một cô nữ sinh Nhạc viện Hà Nội, nhất quyết theo ông để học thổi sáo chứ không học võ. Từ chối chẳng được, ông buộc phải truyền dạy những kỹ năng thổi sáo sắt cho cô để thổi sáo trúc. Suốt mấy năm ròng, họ là cặp hòa tấu có tiếng được mời đi biểu diễn ở nhiều nơi.
Ở tuổi đã ngoài 60, võ sư Trịnh Như Quân vẫn miệt mài đi tìm một “truyền nhân” có thể lĩnh hội được hết những tuyệt kỹ của võ sáo. Hàng trăm học trò của ông, người giỏi võ thì không thạo sáo, người giỏi sáo thì võ lại tầm thường. Người khác có khi đã lo lắng âu sầu lắm nhưng với “kỳ nhân thiết địch” này, gặp ông lúc nào cũng lạc quan, yêu đời. “Cái gì đến khắc sẽ đến, có khi lại là một cơ duyên bất ngờ chưa biết chừng, tôi ngộ đạo được bài sáo võ, cũng là một cơ duyên đấy thôi”, ông chia tay tôi bằng bài sáo quan họ Còn duyên và một cái cười lạc quan như thế.
Xuân Thường (theo ND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét