Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Hiệu phó ĐH Bách khoa bị "tố" sao chép giáo trình đồng nghiệp

 Hiệu phó Đại học Bách khoa Hà Nội bị tố sao chép giáo trình của đồng nghiệp trong cuốn giáo trình “Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp”.



Theo tin tức mới đây nhất từ báo Người lao động, giáo trình xuất bản năm 2007 của PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, bị 1 giảng viên trong trường tố đã sao chép giáo trình của đồng nghiệp xuất bản từ năm 1993.

Hiệu phó ĐH Bách khoa bị "tố" sao chép giáo trình đồng nghiệp - Ảnh 1

Bìa giáo trình của PGS.TS Võ Viết Đạn (bên trái) và sách của PGS.TS Trần Văn Tớp (bên phải).

Thanh tra Bộ GD-ĐT ngày 30/9 cho hay vừa nhận được đơn tố cáo PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã sao chép giáo trình của người khác.

Hiệu phó ĐH Bách khoa bị "tố" sao chép giáo trình đồng nghiệp - Ảnh 2

Giáo trình của PGS Trần Văn Tớp (phải) bị tố sao chép nhiều chương gần như 100% giáo trình của PGS.TS Vũ Viết Đạn.

Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Ngọc Thành - giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gửi các cơ quan báo chí và cơ quan chức năng, cuốn sách Kỹ thuật Điện cao áp; Quá điện áp & bảo vệ chống quá điện áp của PGS.TS Trần Văn Tớp, NXB Khoa học và Kỹ thuật phát hành năm 2007 đã có những chương chép gần như 100% cuốn giáo trình Một số vấn đề kỹ thuật điện cao áp ở siêu cao áp và cực cao áp của PGS.TS Võ Viết Đạn, xuất bản năm 1993.
Cũng theo tin tức từ báo Vietnamnet, dẫn ra hai cuốn sách và giáo trình này, ông Thành chỉ ra trong toàn bộ 11 chương cuốn sách của ông Tớp có một số chương đã “bê” gần như 100% cuốn giáo trình của PGS.TS Võ Viết Đạn (Bộ môn Hệ thống điện, Viện Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) vào thành cuốn sách của mình.
Trong phần Lời nói đầu, sách của ông Tớp có ghi “Tài liệu này được biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy môn học Kỹ thuật cao áp và tài liệu “Một số vấn đề kỹ thuật điện áp ở siêu cao cáp và cực cao áp” do GS Võ Viết Đạn biên soạn năm 1992”…
Về sự giống nhau, ví dụ trong Chương 3 Nghiên cứu về tác dụng của phân pha từ trang 102 đến trang 114 (sách của ông Tớp) có nội dung giống 100% trong Chương II Nghiên cứu về tác dụng của phân pha từ trang 17 đến trang 30 (sách của ông Đạn).
Trong Chương 4 Tính toán nối đất từ Phần 4.5.1 (trang 150) đến phần 4.5.3 (trang 159) sách của ông Tớp có nội dung gần như giống 100% trong Chương IVTính toán nối đất từ Phần 4.1 (trang 43) đến hết chương theo sách của ông Đạn.
Sự giống nhau đến gần như toàn bộ tiếp tục được thể hiện ở các chương (theo thứ tự: sách của ông Tớp trước, sách của ông Điện sau – PV): Chương 1 Bảo vệ chống sét hệ thống điện và Chương I Lý thuyết mô hình điện hình học và ứng dụng trong bảo vệ chống sét hệ thống điện.
Chương 6 Bảo vệ chống sét đường dây tải điện và Chương V Bảo vệ chống sét hệ thống điện;
Chương 7 Bảo vệ chống sét trạm biến áp – Chương V: Bảo vệ chống sét hệ thống điện;
Chương 9 Tải điện xa và quá điện áp trên đường dây dài – Chương VI Tải điện xa và quá điện áp trên đường dây dài; Chương 10: Quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện – Chương VII Quá điện áp nội bộ trong hệ thống điện; Chương 11: Cách điện đường dây – Chương III: Cách điện đường dây.
Ngoài ra, theo tài liệu và dẫn chứng của ông Thành nhiều chỗ trong sách của ông Tớp có mâu thuẫn và lỗi soạn thảo.
Ông Nguyễn Ngọc Thành cũng đã đề nghị Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, Ủy ban Kiểm tra Đảng Thành ủy Hà Nội; Hội đồng chức danh GS.PGS nhà nước, Hội đồng chức danh GS.PGS ngành điện, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Vụ Tổ chức cán bộ cùng Đảng ủy khối, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy khối, sự hỗ trợ của các nhà khoa học ngành điện, Viện điện và Bộ môn hệ thống điện khẩn cấp xem xét, giải quyết và kiên quyết xử lí nội dung mà ông đã tố cáo.
Một lãnh đạo Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã giao Thanh tra Bộ GD-ĐT chủ trì xử lý vụ việc này.
P.V(T.H)



Theo doisongphapluat.com

Không có nhận xét nào: