Dân Đường Lâm xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia
78
người của gần 60 hộ dân ở làng cổ Đường Lâm vừa đồng loạt ký tên trên
lá đơn gửi đến UBND thị xã Sơn Tây, UBND TP Hà Nội và Cục Di sản văn hóa
(Bộ VH-TT&DL) để xin trả lại danh hiệu (di tích quốc gia) làng cổ
Đường Lâm cho Nhà nước.
Cùng với đơn kiến nghị, trước đó ngày 17/4, một cuộc hội nghị đã diễn ra tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), với sự tham dự của phó bí thư Thị ủy - phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cùng nhiều ban ngành của thị xã và xã Đường Lâm. Cùng ngày, thông báo số 79 đã ra đời về “chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại xã Đường Lâm”.
Theo đó, nhiều gia đình đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị cưỡng chế. Lãnh đạo xã thừa nhận đã có chuyện người dân gặp cán bộ, đến tận nhà cán bộ chỉ mặt nói “nếu phá nhà thì tao không còn gì để mất”...
Xung
quanh câu chuyện này, ông PHAN VĂN HÒA - phó chủ tịch UBND xã Đường Lâm
- đã tìm gặp chúng tôi, mong được nói với báo chí nỗi bức xúc của mình.
Ông mở đầu câu chuyện:
- Làng cổ Đường Lâm
hiện nay đang có những bức xúc “không có lối thoát”. Lãnh đạo xã đi họp
muốn nói về chuyện này, đôi khi định trình bày cũng không được nói. Họ
cứ bảo trách nhiệm của chúng tôi là cứ xử lý “vi phạm” trong xây dựng đi
đã. Chứ còn giải pháp thì... không có giải pháp.
Bây giờ nói thật, rõ ràng làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua, đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có. Vẫn mới chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Cán bộ xã chúng tôi đã có ý kiến rất nhiều nhưng không đâu vào đâu cả.
Trong khi đó, từ năm 2007 đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây đã yêu cầu là phải hoàn thành quy chế này trong năm 2007, nhưng đến nay bảy năm trôi qua quy chế đó vẫn chưa xong. Văn bản nói về “yêu cầu” này, cán bộ xã chúng tôi vẫn còn giữ đây.
- Bà con khổ sở, bức xúc, vậy xin hỏi ông, ai được lợi trong sự tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên của VN này?
Nói thực lòng là từ khi bán vé vào làng cổ Đường Lâm, họ thu quá nhiều tiền từ việc làm du lịch làng cổ chúng tôi, nhưng người dân Đường Lâm hầu như chưa được hưởng một cái gì.
Số tiền đó... năm đầu tiên họ cho xã được 10 triệu, năm thứ hai được 20 triệu và năm vừa qua là 30 triệu đồng. Số tiền ít ỏi đó chúng tôi chi vào việc tuyên truyền quảng bá, phục vụ các lễ hội này kia. Có như vậy thôi.
Dân Đường Lâm quá khổ vì không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ đang phải ở cực kỳ chật chội.
Chúng tôi đã đề xuất một mẫu nhà làm sao vừa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho bà con, vừa bảo vệ được cảnh quan làng cổ. Tức là bên ngoài nhìn vào vẫn là nhà cổ, vẫn lợp ngói, nhưng bên trong được phép xây hai tầng. Bên trong phải đủ tiện nghi và diện tích sử dụng tối thiểu. Nhưng “các ông ấy” không cho làm.
- Là một cán bộ tâm huyết với vấn đề bảo tồn làng cổ cũng như lo lắng vì cuộc sống an lành cho bà con mình, theo ông, bây giờ cơ quan chức năng phải làm gì để tháo gỡ bức xúc đó?
Bây giờ bắt họ dỡ nhà ra thì quá khổ. Chúng tôi đã “đấu tranh” rất quyết liệt nhưng không (chưa) được. Nhu cầu sống trong không gian đủ để sinh hoạt của bà con là có thật, là chính đáng. Nhà các cán bộ xã đấy, nhiều nhà ba bốn tầng, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi.
Còn nhiều ngôi nhà tít ngoài rệ làng, mà giờ bà con cơi nới làm lại phục vụ nhu cầu sống tối thiểu của mình thì cán bộ lại lên đòi phá của họ. Làm như vậy quá vất vả cho người dân. Anh M. ở làng này xếp gạch đúng một năm trời để đấy, mới làm được cái nhà có gác xép. Nhiều nhà bây giờ có gác xép giống hệt anh ta thì lại bị yêu cầu phá dỡ. Bà con không biết đâu mà lần.
- Dự kiến UBND xã sắp
được UBND thị xã giao nhiệm vụ phá dỡ nhiều hạng mục, nhiều công trình
nhà dân trong làng, các ông nghĩ sao?
Vừa rồi đồng chí phó bí thư thị ủy và đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây có lên đây kiểm tra và ra thông báo rõ ràng: nhiều ngôi nhà sai phép, họ sẽ ra quyết định xử lý. Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ, đã lập biên bản đầy đủ, đã gửi văn bản xuống thị xã rồi.
Cơ quan chức năng dự kiến sẽ ra quyết định phá dỡ, yêu cầu UBND xã Đường Lâm phải thực thi công việc này.
Tôi tin chắc nếu động vào nhà một số đối tượng “có máu mặt” trong xã, họ sẽ “trắng đen” với chúng tôi luôn. Kể cả đứng trước nguy cơ bị kỷ luật vì không làm tròn trách nhiệm phá dỡ công trình của dân, đợt này chúng tôi cũng không làm cái việc phá dỡ nhà của bà con mình đâu.
Đất là đất của người ta, “các ông” đến khai thác du lịch, đã không giúp, không chia cho người ta cái gì thì thôi, ai lại làm thế. Đất của người ta chật thế, xin dự án giãn dân làng cổ thì dự án vẫn nằm trên giấy.
Diện tích khu giãn dân chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin với hơn 10ha, ở bên gần làng Phụ Khang, vượt ra khỏi ranh giới làng cổ hẳn hoi. Nhưng một đại diện lãnh đạo ban đầu tư thị xã bảo cứ tình trạng này thì 10 năm nữa vẫn chưa có đất giãn dân, bà con phải làm sao.
- Bà con đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, đến tòa báo bày tỏ nguyện vọng muốn “trả lại danh hiệu làng cổ Đường Lâm” cho Nhà nước, ông nghĩ sao về điều này?
Cái đau nhất là bấy nhiêu năm làm du lịch, bà con Đường Lâm quá thiệt thòi, họ chưa được hưởng lợi gì cả.
Ước tính mỗi năm hàng chục vạn khách chính thức đi vào làng. Số tiền rất lớn nhưng bà con không được hưởng gì cả. Di tích này là của người Đường Lâm, lẽ ra người Đường Lâm phải được quản lý và khai thác, đằng này họ từ nơi khác đến khai thác toàn bộ, người Đường Lâm không được gì cả.
Nếu chúng tôi quản lý, chúng tôi sẽ có tiền tái đầu tư cho bà con, như thế sẽ dễ hơn nhiều chứ. Phân tích vậy thôi chứ chúng tôi không quan tâm cái đó lắm, chúng tôi đang cần giải pháp cho dân mình thôi, mệt mỏi quá rồi.
- Ông vừa nhắc đến “họ”, họ là ai, thưa ông?
Đó là Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, trực thuộc UBND thị xã Sơn Tây.
Cùng với đơn kiến nghị, trước đó ngày 17/4, một cuộc hội nghị đã diễn ra tại xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), với sự tham dự của phó bí thư Thị ủy - phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cùng nhiều ban ngành của thị xã và xã Đường Lâm. Cùng ngày, thông báo số 79 đã ra đời về “chỉ đạo xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại xã Đường Lâm”.
Theo đó, nhiều gia đình đang đứng trước nguy cơ tiếp tục bị cưỡng chế. Lãnh đạo xã thừa nhận đã có chuyện người dân gặp cán bộ, đến tận nhà cán bộ chỉ mặt nói “nếu phá nhà thì tao không còn gì để mất”...
Dịch vụ du lịch bát nháo làm hỏng cảnh quan di tích Đường Lâm (Ảnh: Tuổi trẻ) |
|
Bây giờ nói thật, rõ ràng làng cổ Đường Lâm được công nhận di tích quốc gia từ năm 2005, đã gần 10 năm trôi qua, đến nay quy hoạch làng cổ vẫn chưa hề có. Vẫn mới chỉ có quy chế tạm thời về xây dựng, làm nhà cửa ở trong làng. Cán bộ xã chúng tôi đã có ý kiến rất nhiều nhưng không đâu vào đâu cả.
Trong khi đó, từ năm 2007 đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây đã yêu cầu là phải hoàn thành quy chế này trong năm 2007, nhưng đến nay bảy năm trôi qua quy chế đó vẫn chưa xong. Văn bản nói về “yêu cầu” này, cán bộ xã chúng tôi vẫn còn giữ đây.
- Bà con khổ sở, bức xúc, vậy xin hỏi ông, ai được lợi trong sự tôn vinh làng cổ Đường Lâm là di tích quốc gia làng cổ đầu tiên của VN này?
Nói thực lòng là từ khi bán vé vào làng cổ Đường Lâm, họ thu quá nhiều tiền từ việc làm du lịch làng cổ chúng tôi, nhưng người dân Đường Lâm hầu như chưa được hưởng một cái gì.
Số tiền đó... năm đầu tiên họ cho xã được 10 triệu, năm thứ hai được 20 triệu và năm vừa qua là 30 triệu đồng. Số tiền ít ỏi đó chúng tôi chi vào việc tuyên truyền quảng bá, phục vụ các lễ hội này kia. Có như vậy thôi.
Dân Đường Lâm quá khổ vì không được xây dựng nhà cửa theo nhu cầu sống của mình, trong khi họ đang phải ở cực kỳ chật chội.
Chúng tôi đã đề xuất một mẫu nhà làm sao vừa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho bà con, vừa bảo vệ được cảnh quan làng cổ. Tức là bên ngoài nhìn vào vẫn là nhà cổ, vẫn lợp ngói, nhưng bên trong được phép xây hai tầng. Bên trong phải đủ tiện nghi và diện tích sử dụng tối thiểu. Nhưng “các ông ấy” không cho làm.
- Là một cán bộ tâm huyết với vấn đề bảo tồn làng cổ cũng như lo lắng vì cuộc sống an lành cho bà con mình, theo ông, bây giờ cơ quan chức năng phải làm gì để tháo gỡ bức xúc đó?
Bây giờ bắt họ dỡ nhà ra thì quá khổ. Chúng tôi đã “đấu tranh” rất quyết liệt nhưng không (chưa) được. Nhu cầu sống trong không gian đủ để sinh hoạt của bà con là có thật, là chính đáng. Nhà các cán bộ xã đấy, nhiều nhà ba bốn tầng, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi.
Còn nhiều ngôi nhà tít ngoài rệ làng, mà giờ bà con cơi nới làm lại phục vụ nhu cầu sống tối thiểu của mình thì cán bộ lại lên đòi phá của họ. Làm như vậy quá vất vả cho người dân. Anh M. ở làng này xếp gạch đúng một năm trời để đấy, mới làm được cái nhà có gác xép. Nhiều nhà bây giờ có gác xép giống hệt anh ta thì lại bị yêu cầu phá dỡ. Bà con không biết đâu mà lần.
|
Vừa rồi đồng chí phó bí thư thị ủy và đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây có lên đây kiểm tra và ra thông báo rõ ràng: nhiều ngôi nhà sai phép, họ sẽ ra quyết định xử lý. Chúng tôi đã báo cáo đầy đủ, đã lập biên bản đầy đủ, đã gửi văn bản xuống thị xã rồi.
Cơ quan chức năng dự kiến sẽ ra quyết định phá dỡ, yêu cầu UBND xã Đường Lâm phải thực thi công việc này.
Tôi tin chắc nếu động vào nhà một số đối tượng “có máu mặt” trong xã, họ sẽ “trắng đen” với chúng tôi luôn. Kể cả đứng trước nguy cơ bị kỷ luật vì không làm tròn trách nhiệm phá dỡ công trình của dân, đợt này chúng tôi cũng không làm cái việc phá dỡ nhà của bà con mình đâu.
Đất là đất của người ta, “các ông” đến khai thác du lịch, đã không giúp, không chia cho người ta cái gì thì thôi, ai lại làm thế. Đất của người ta chật thế, xin dự án giãn dân làng cổ thì dự án vẫn nằm trên giấy.
Diện tích khu giãn dân chúng tôi đã nhiều lần đề xuất xin với hơn 10ha, ở bên gần làng Phụ Khang, vượt ra khỏi ranh giới làng cổ hẳn hoi. Nhưng một đại diện lãnh đạo ban đầu tư thị xã bảo cứ tình trạng này thì 10 năm nữa vẫn chưa có đất giãn dân, bà con phải làm sao.
- Bà con đã gửi đơn đến cơ quan chức năng, đến tòa báo bày tỏ nguyện vọng muốn “trả lại danh hiệu làng cổ Đường Lâm” cho Nhà nước, ông nghĩ sao về điều này?
Cái đau nhất là bấy nhiêu năm làm du lịch, bà con Đường Lâm quá thiệt thòi, họ chưa được hưởng lợi gì cả.
Ước tính mỗi năm hàng chục vạn khách chính thức đi vào làng. Số tiền rất lớn nhưng bà con không được hưởng gì cả. Di tích này là của người Đường Lâm, lẽ ra người Đường Lâm phải được quản lý và khai thác, đằng này họ từ nơi khác đến khai thác toàn bộ, người Đường Lâm không được gì cả.
Nếu chúng tôi quản lý, chúng tôi sẽ có tiền tái đầu tư cho bà con, như thế sẽ dễ hơn nhiều chứ. Phân tích vậy thôi chứ chúng tôi không quan tâm cái đó lắm, chúng tôi đang cần giải pháp cho dân mình thôi, mệt mỏi quá rồi.
- Ông vừa nhắc đến “họ”, họ là ai, thưa ông?
Đó là Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, trực thuộc UBND thị xã Sơn Tây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét