Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Làng tiến sĩ mất phong thủy do thầy địa lý Tàu yểm bùa?


Làng tiến sĩ mất phong thủy do thầy địa lý Tàu yểm bùa?



Chuyện đỗ đạt làm quan của một dòng họ, một gia đình ngoài yếu tố con người, sự nỗ lực, đôi khi cũng được lý giải bằng sự phù hộ của tổ tiên. Vì vậy khi một dòng họ đương bao đời vinh hiển bỗng chốc đi xuống, thì nguyên nhân thường được đưa ra là... phong thủy bị phá.




Tương truyền rằng ở làng Gội (nay thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) trước kia có một người từng đỗ tiến sĩ và được gọi với tên là Trạng Gội. Trạng Gội khi vinh quy về làng có tổ chức một lễ mừng tạ trời đất, tổ tiên và có mời các vị cao đạo của dòng họ Nguyễn đến dự. Để cho mối quan hệ giữa hai dòng họ thêm bền chặt, các cụ nhà họ Nguyễn đã đúc một con chạch bằng vàng làm quà biếu. Nhưng không hiểu sao Trạng Gội khi đó đã hiểu rằng, món quà là sự khích bác, khinh miệt. Khi họ Nguyễn có người đỗ đạt liền sai người sang mời Trạng Gội tới chia vui. Trạng Gội không quên hiềm khích khi xưa liền đúc một quả cau xanh bằng vàng đem sang tặng. Họ Nguyễn cho rằng như thế là không phải và từ đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hai dòng họ bắt đầu có lời qua, tiếng lại với nhau và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Đến bây giờ, các nghiên cứu nhà sử học, người cao tuổi nhiều đời của làng Kim Đôi vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân tại sao long mạch của làng bị triệt. Người thì cho rằng từ khi vua ban cho tám chữ vàng là "Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều" trong triều vốn đầy thị phi đã xuất hiện nhiều đố kị, ganh ghét. Người lại cho rằng do mâu thuẫn giữa Trạng Gội với làng. Cũng vì ngầm ý muốn triệt long mạch đất Dủi Quan (tên tục làng Kim Đôi) mà Trạng Gội đã dùng kế "vị công vi tư" (lấy việc công để làm việc tư) dâng tấu biểu đề nghị nhà vua cho xẻ thân đê làm cống đúng ở vị trí long mạch của làng với lý do tiêu thoát lũ ra sông Cầu.
Theo tâm sự của ông Bảo, ngoài chuyện long mạch làng bị cắt đứt, ngôi "huyệt kết" của dòng họ cũng không còn được nguyên vẹn như xưa. Ngôi mộ này vốn do cụ Nguyễn Lung lừa thầy địa lý Tàu mà lấy được, sau đem táng hài cốt cha mẹ, ông bà tại đó và con cháu về sau nối nhau làm quan. Sau khi cụ mất thì cũng được táng tại đó. Ngôi huyệt này trước đây vốn nằm sát một con ngòi mà sau này người ta cho đào thành con mương dẫn thoát nước ra sông Cầu. Như vậy theo tâm linh thì ngôi mộ đã bị đào bới và động chạm tới khí mạch. Trong quá trình đào con mương, người ta đã đào được hai tấm bia cổ đặt úp vào nhau dưới đáy ngòi. Tuy nhiên, họ không hề đào được bộ hài cốt nào cả.
Hiện nay con cháu họ Nguyễn đã có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ ... Hàng năm, dòng họ đều tiến hành tuyên dương, khen thưởng, vinh danh những người đỗ đạt cao để khuyến khích con cháu học hành. Tuy nhiên kì tích của tổ tiên có lẽ khó lòng lặp lại. Và, câu chuyện phá phong thủy như một sự ám ảnh đối với mỗi người. Mặc dù vậy, ông Bảo cũng cho rằng cần phải có một cái nhìn mới để tránh bị chìm vào "cái bóng" của cha ông. "Thực tế nếu bản thân mỗi người không cố gắng thì dù có được phúc ấm tổ tiên cũng không thể khá lên được. Cho nên chúng tôi luôn lấy việc đó để giáo huấn con cháu và việc xây nhà thủy đình cũng nhằm mục đích như vậy - ông Bảo cho biết.  
Tấm bia cổ rất có giá trị về mặt sử liệu
Phạm Thiệu /nguoiduatin.vn

Không có nhận xét nào: