Nói chơi hay còn gọi là
nói đùa, nói giỡn.
Người thường hay nói chơi đến khi sự việc thực tế xảy ra lúc
đó có kêu gọi mọi người thì cũng không ai tin, do đó dễ xảy ra chuyện đau lòng.
Nói chơi hay nói đùa quá chớn đôi khi dễ mang họa vào thân. Như có cậu bé kia
hay có tật nói chơi một hôm cậu ta cao hứng vừa chạy vừa la làng, nhà con bị
cháy rồi b...à con ơi ra cứu dùm. Mọi người tưởng thiệt vội vàng co ba chân bốn
cẳng phóng nước đại đến nhà cậu bé bất chấp nguy hiểm để chữa cháy. Khi đến nơi
mọi người đều chưng hửng lúc ấy cậu bé nói tỉnh bơ con cao hứng nên nói chơi
vậy thôi. Có người phải bỏ việc của mình dỡ dang nên trong lòng tức tối vô
cùng, xài xể cậu bé một hồi rồi bỏ về.
Không ngờ vài ngày sau do cậu bé nghịch ngợm chơi trò đốt đèn nên tai họa bắt
đầu ập đến, nhà cháy thiệt, cậu ta hoảng hồn la lên! Cháy nhà bà con ơi, cứu
dùm con bà con ơi. Lúc này nghe tiếng kêu cứu nhưng mọi người tưởng cậu ta đùa
cợt như lần trước nữa, nên không ai thèm chạy đến giúp. Cho đến khi căn nhà
phát cháy lớn mọi người chạy đến thì sự thật quá phũ phàng, không còn kịp nữa
rồi chỉ trong thoáng chốc căn nhà đã hoàn toàn bị thiêu rụi.
Lời nói chơi rất
nguy hại, nếu nói chơi để vui một chút thì không sao nhưng tốt nhất không nên
nói chơi thường xuyên, vì khi nói thiệt thì khó ai tin. Như cậu bé trong câu
chuyện trên vì hay nói chơi nên khi có việc hoạn nạn xảy ra lúc đó nói thiệt
thì cũng không ai tin.
Nói chơi hay nói thêm nói bớt là thái độ sống thiếu nhân
cách đạo đức dễ làm cho ta và người dễ hiểu lầm nhau. Có người có tật hay nói
thêm nói bớt để cho vui, nhưng vô tình làm sức mẻ tình cảm với nhau, họ hay
thêm mắm thêm muối làm cho mọi người nghi ngờ lẫn nhau có khi dẫn đến tranh cãi
ấu đã chỉ vì lời nói không đúng. Nói thêm nói bớt nói không đúng sự thật để làm
người hiểu lầm nhau mà sinh ra oán giận hận thù, đó là lời nói của kẻ thiếu
hiểu biết cho nên người trí sẵn sàng cảm thông và tha thứ. Còn ta nếu có lỡ lầm
như vậy hãy nên tập nói lời chân thật, chuyện có nói có, chuyện không nói
không, hoặc không biết chính xác thì không nên nói, tốt nhất hãy nên nói những
gì có lợi cho ta và người, không nên nói những gì làm tổn hại cho nhau.
Do đó,
trước khi muốn nói điều gì ta phải nên cân nhắc kỹ càng xem lời nói đó có tác
hại vì cho ai không, xem xét và quán chiếu như thế rồi mới nói và ta chỉ nói
những gì cần nói mà thôi chớ không nên nói thêm nói bớt mà sinh hiểu lầm nhau.
Thường thì khi ghét ai ta hay bươi móc chuyện riêng tư của người đó ra để mà
nói, nhằm mục đích để hạ nhục người, nhằm mục đích để trả thù