Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Nỗi khiếp sợ mang tên 'làng ung thư'.

Nhiều năm nay, người dân thôn Thống Nhất, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội phải sống trong cảnh thấp thỏm với tên gọi “làng ung thư”.

Bài liên quan:


Và, người dân lại càng hoang mang hơn khi thôn “lọt” vào danh sách một trong 10 làng có tỷ lệ người dân mắc bệnh ung thư cao nhất cả nước


11-57-41_1428220630661
Nước bị ô nhiễm nặng.


Ra ngõ gặp…ung thư!


 Nước sạch nhu cầu thiết yếu của con người nhưng chỉ cách trung tâm thủ đô chừng 30km, có một ngôi làng mà nước sạch đối với họ là một thứ quá xa xỉ.
Nước ăn uống, nước sinh hoạt rồi nước ngoài ruộng đồng…, tất cả đều bủa vây xóm làng là cái thứ nước nổi váng màu vàng mà người bình thường không dám chạm tay vào. Bất tiện đã đành, nhưng chừng hơn chục năm trở lại đây, người dân trong thôn còn phải sống trong nỗi lo sợ vì bóng đen mang tên ung thư đang bao trùm khắp thôn, nhiều người có tuổi đời còn rất trẻ đã lần lượt ra đi vì căn bệnh này. Quá hãi hùng trước hiện tượng bất thường đó, nhiều gia đình đã bỏ làng bỏ xóm đi mưu sinh ở địa phương khác. Ông Nguyễn Trí Thức – trưởng thôn Thống Nhất cho chúng tôi xem cuốn sổ tang lễ của thôn mà ông ghi chép khiến chúng tôi không khỏi ám ảnh với cái tên “làng ung thư” mà người ta đặt cho Thống Nhất, cũng không phải là không có cơ sở. Theo thống kê, trong vòng 10 năm trở lại đây, thôn Thống Nhất có số người mắc các bệnh hiểm nghèo đã lên tới con số hàng trăm, bao gồm các bệnh: Ung thư, suy giảm thần kinh, dị dạng, đẻ non.
Cũng theo lời ông Thức, chỉ tính riêng trong năm 2014, cả thôn Thống Nhất có 347 hộ gia đình với hơn 1200 nhân khẩu nhưng có tới 11 người bị chết, trong đó có 5 người chết vì mắc ung thư các loại, tuổi thì đa phần dưới 50. Tình trạng tương tự cũng đã diễn ra hơn 10 năm nay, đến nỗi những người dân khi ra đồng chăm sóc lúa hay hoa màu đều mắc các chứng như ngứa ngáy, nổi mụn, dị ứng toàn thân gây lở loét, viêm da. Các cơ quan chức năng và nhiều đoàn cũng đã về đây khảo sát kiểm tra nguyên nhân nhưng câu trả lời chính xác thì chưa được đưa ra, khiến người dân Thống Nhất luôn sống trong nỗi hoang mang, sợ hãi. Theo danh sách trong sổ “thiên tào” của ông Thức, chúng tôi đến gia đình bà Nguyễn Thị Quất, có chồng là ông Phạm Đức Ngấn và hai con trai đều mắc bệnh ung thư gan.
“Khổ lắm! Gia đình tôi có 4 người thì trong đó có đến 3 người đều mắc căn bệnh ung thư gan. Trong đó chồng và đứa con trai lớn của tôi đã về với đất rồi, giờ đây chỉ còn hy vọng vào vào đứa con trai út duy nhất năm nay đã 27 tuổi, nhưng cũng bị ung thư gan nhiều năm với cơ thể yếu ớt, vàng da, thời gian nằm viện còn nhiều hơn ở nhà. Có khi thanh niên ở cái làng này ế vợ hết vì “cơn bão” ung thư mất thôi” – Bà Quất chia sẻ.
Những gia đình có hoàn cảnh như gia đình bà Nguyễn Thị Quất ở thôn Thống Nhất thì còn nhiều lắm…Với những hiện tượng quá bất thường trên, người dân nơi đây đều đổ dồn nghi vấn nguyên nhân do dòng sông Nhuệ chạy qua địa bàn thôn đặc một mùi xú uế, hôi thối nồng nặc. Nước ở đây nhiễm Asen với nồng độ vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần đã ngấm vào dòng nước ngầm trong giếng khoan. Bao nhiêu gia đình rơi vào cảnh lao đao, khánh kiệt vì người thân đang khỏe mạnh bỗng dưng lăn ra bệnh, với cái án ung thư giai đoạn cuối.
 Vì nguồn nước nhiễm bẩn? 
Bà Quất bảo rằng, không biết nguyên nhân do đâu mà chồng bà và hai cậu con trai đều mắc căn bệnh ung thư gan quái ác, nhưng có một điều chắc chắn đã ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe, cuộc sống gia đình bà, đó là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề, bằng cảm quan cũng có thể nhìn thấy. “Tôi nghĩ khả năng do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc. Nhà tôi có mấy thước đất, đào 2 cái giếng rồi mà cuối cùng không có cái nào ăn được. Nước múc lên rửa rau là chuyển hết sang màu tím thì ai dám ăn. Nhiều đoàn cũng như các cơ quan chức năng cũng đã về đây lấy nguồn nước của thôn đi xét nghiệm nhưng cũng chưa biết nguyên nhân thế nào” – Bà Quất lo lắng. Bà Quất than thở, gần chục năm nay gia đình bà toàn phải sang nhà ngoại xin nước sạch về ăn chứ không dám sử dụng nước giếng khoan trong thôn. “Nước ở đây cứ vàng vàng nổi váng lên. Nước dính vào chân tay cứ vàng khè như xi cát cạy mãi không ra”. Tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng nề như vậy, gần đây các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bằng cách cấp miễn phí máy lọc nước cho những hộ gia đình chính sách và khuyến cáo người dân xây bể lọc, bể chứa nước mưa, nhưng đó chỉ là biện pháp mang tính tạm thời. TRẦN TOẢN.


Theo nongnghiep.vn

Không có nhận xét nào: