Đánh dã man nữ soát vé vì bức xúc phí chồng phí
(ĐVO) - Cho rằng mình đã đóng phí bảo trì đường bộ nên khi qua cầu 4 đối tượng đã không chịu mua vé. Khi nhân viên soát vé giải thích thì bị 4 đối tượng này cầm hung khí hành hung và đập phá bốt thu phí.
Đánh người vì bức xúc "phí chồng phí"
Sự việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 28/4, tại rạm thu phí cầu Bãi Cháy (TP. Hạ Long - Quảng Ninh). Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thoa – nữ nhân viên của Trạm thu phí cầu Bãi Cháy, thuộc Công ty Cổ phần An Sinh.
Theo lời chị Hoa kể lại, vào khoảng thời gian trên có một chiếc xe ô tô mang BKS 19 L – 4036 khi đi qua cầu Bãi Cháy thì không chịu mua vé vì cho rằng "đã đóng phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường".
Tuy nhiên, Chị Thoa kiên quyết yêu cầu lái xe phải mua vé rồi mới mở barie cho xe đi nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn.
Không ai chịu nhường ai, nhóm người trên lao ra khỏi xe, chửi bới, túm tóc, lôi chị Thoa ra để đánh. Không dừng ở đó, nhóm này còn lấy tuýp sắt đập vỡ cửa kính chốt soát vé và truy đuổi, đạp chị Thoa ngã ra đường, trong lúc chị đã cố gắng chạy thoát thân.
Trao đổi với báo chí, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã xác nhận có sự việc nữ soát vé cầu Bãi Cháy bị hành hung vào ngày 28/4. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.
Trước đó, vào đầu tháng 3/2013 Bộ GTVT đã có quyết định ngừng thu phí tại trạm thu phí cầu Bãi Cháy - TP. Hạ Long. Tuy nhiên cho đến nay, trạm thu phí này vẫn chưa dừng thu khiến cho người dân đang phải gánh chịu thiệt thòi.
Điều đó dẫn đến tình hình an ninh ở khu vực Trạm thu phí cầu Bãi Cháy thời gian gần đây khá phức tạp cũng bởi lý do “đã nộp phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường”. Việc các lái xe không dừng mua vé, mà lao thẳng, húc gẫy barie là chuyện thường xảy ra tại trạm thu phí này.
Lúng túng xử lý 4 trạm thu phí chuyển cho doanh nghiệp
Ông Trịnh Quang Thông - Giám đốc Chi nhánh công ty CP An Sinh cho biết: "Có đến 70 - 80% các chủ phương tiện khi qua cầu Bãi Cháy có thắc mắc tại sao khi có quyết định ngừng thu phí rồi mà trạm thu phí ở đây vẫn thu vé... Đơn vị chúng tôi vẫn chưa nhận quyết định chính thức nào bằng văn bản của Bộ GTVT gửi xuống yêu cầu dừng việc thu phí nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động. Chính vì thế đã gây nên sự bức xúc cho các chủ phương tiện khi qua đây vẫn phải nộp phí...
Hơn nữa, trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã được nhà nước bán quyền thu phí cho nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hóa thu phí đường bộ với thời hạn bán quyền thu phí còn lại của các trạm này là đến hết 31/12/2014".
Được biết, Hiện trên cả nước có 57 trạm thu phí, trong đó có 19 trạm thu phí của Nhà nước thì đã dừng việc thu phí từ 01/01/2013. Còn 4 trạm thu phí (gồm Trạm Phù Đổng, Trạm Hoàng Mai, Trạm Bàn Thạch - quốc lộ 1; Trạm cầu Bãi Cháy - quốc lộ 18) cũng của Nhà nước nhưng đã được chuyển quyền cho các doanh nghiệp, cho các nhà đầu tư tư nhân để thu về gần 1.500 tỷ đồng.
Khi có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 1/2/2013 về việc xử lý 4 trạm thu phí đã chuyển quyền cho các doanh nghiệp, Bộ GTVT lại đưa ra những hướng xử lý rất trái ngược nhau.
Cụ thể, đối với các Trạm thu phí đã bán quyền: Phù Đổng, Bãi Cháy, Bộ GTVT đề nghị mua lại quyền thu phí đối với thời gian thu phí còn lại và dừng thu từ 01/3/2013. Kinh phí mua lại được trích từ ngân sách nhà nước.
Đối với Trạm thu phí Hoàng Mai, Bộ GTVT đề nghị cho tiếp tục thu với lý do Bộ GTVT đang có chủ trương giao cho nhà đầu tư BOT là Liên doanh giữa Cienco 4 và TCty 319- Bộ Quốc phòng để thực hiện dự án mở rộng QL1A đoạn Km368 +400 đến Km402+320. Trạm Bàn Thạch, Bộ GTVT đề nghị chuyển thành trạm BOT Hầm đèo Cả vì Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Hầm Đèo Cả.
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 17/3, Bộ trưởng GTVT - ông Đinh La Thăng nói: "Quỹ bảo trì đường bộ sẽ dùng để bảo trì các đường, thuộc đầu tư vốn ngân sách nhà nước. Còn vốn đầu tư các trạm BOT, các trạm đầu tư bằng nguồn vốn khác thì các nhà đầu tư BOT và các nhà đầu tư khác thì phải bỏ tiền ra đầu tư cũng như là bảo trì sửa chữa. Chính vì vậy không có chuyện phí chồng phí...
Chúng tôi sẽ cố gắng sao cho trong thời gian sớm nhất 4 trạm thu phí đã chuyển quyền thì bao gồm các trạm trên quốc lộ 1, như trạm Bãi Cháy, Phù Đồng, Hoàng Mai… sẽ cố gắng để dừng".
Quế Phong ( Báo Đất Việt )
Nguồn baodatviet.vn
Đánh người vì bức xúc "phí chồng phí"
Sự việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 28/4, tại rạm thu phí cầu Bãi Cháy (TP. Hạ Long - Quảng Ninh). Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Thoa – nữ nhân viên của Trạm thu phí cầu Bãi Cháy, thuộc Công ty Cổ phần An Sinh.
Theo lời chị Hoa kể lại, vào khoảng thời gian trên có một chiếc xe ô tô mang BKS 19 L – 4036 khi đi qua cầu Bãi Cháy thì không chịu mua vé vì cho rằng "đã đóng phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường".
Tuy nhiên, Chị Thoa kiên quyết yêu cầu lái xe phải mua vé rồi mới mở barie cho xe đi nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn.
Nhóm người xông vào đạp phá bốt thu phí cầu Bãi Cháy (Ảnh cắt từ clip). |
Không ai chịu nhường ai, nhóm người trên lao ra khỏi xe, chửi bới, túm tóc, lôi chị Thoa ra để đánh. Không dừng ở đó, nhóm này còn lấy tuýp sắt đập vỡ cửa kính chốt soát vé và truy đuổi, đạp chị Thoa ngã ra đường, trong lúc chị đã cố gắng chạy thoát thân.
Trao đổi với báo chí, lực lượng chức năng TP Hạ Long đã xác nhận có sự việc nữ soát vé cầu Bãi Cháy bị hành hung vào ngày 28/4. Hiện lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc.
Clip 4 người hành hung nữ soát vé cầu Bãi Cháy |
Điều đó dẫn đến tình hình an ninh ở khu vực Trạm thu phí cầu Bãi Cháy thời gian gần đây khá phức tạp cũng bởi lý do “đã nộp phí bảo trì đường bộ mà vẫn phải mua vé cầu đường”. Việc các lái xe không dừng mua vé, mà lao thẳng, húc gẫy barie là chuyện thường xảy ra tại trạm thu phí này.
Lúng túng xử lý 4 trạm thu phí chuyển cho doanh nghiệp
Ông Trịnh Quang Thông - Giám đốc Chi nhánh công ty CP An Sinh cho biết: "Có đến 70 - 80% các chủ phương tiện khi qua cầu Bãi Cháy có thắc mắc tại sao khi có quyết định ngừng thu phí rồi mà trạm thu phí ở đây vẫn thu vé... Đơn vị chúng tôi vẫn chưa nhận quyết định chính thức nào bằng văn bản của Bộ GTVT gửi xuống yêu cầu dừng việc thu phí nên chúng tôi vẫn tiếp tục hoạt động. Chính vì thế đã gây nên sự bức xúc cho các chủ phương tiện khi qua đây vẫn phải nộp phí...
Hơn nữa, trạm thu phí cầu Bãi Cháy đã được nhà nước bán quyền thu phí cho nhà đầu tư thực hiện chủ trương xã hội hóa thu phí đường bộ với thời hạn bán quyền thu phí còn lại của các trạm này là đến hết 31/12/2014".
Hàng ngày trạm thu phí cầu Bãi Cháy - TP. Hạ Long đón khoảng 10.000 lượt xe đi qua. |
Được biết, Hiện trên cả nước có 57 trạm thu phí, trong đó có 19 trạm thu phí của Nhà nước thì đã dừng việc thu phí từ 01/01/2013. Còn 4 trạm thu phí (gồm Trạm Phù Đổng, Trạm Hoàng Mai, Trạm Bàn Thạch - quốc lộ 1; Trạm cầu Bãi Cháy - quốc lộ 18) cũng của Nhà nước nhưng đã được chuyển quyền cho các doanh nghiệp, cho các nhà đầu tư tư nhân để thu về gần 1.500 tỷ đồng.
Khi có văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 1/2/2013 về việc xử lý 4 trạm thu phí đã chuyển quyền cho các doanh nghiệp, Bộ GTVT lại đưa ra những hướng xử lý rất trái ngược nhau.
Cụ thể, đối với các Trạm thu phí đã bán quyền: Phù Đổng, Bãi Cháy, Bộ GTVT đề nghị mua lại quyền thu phí đối với thời gian thu phí còn lại và dừng thu từ 01/3/2013. Kinh phí mua lại được trích từ ngân sách nhà nước.
Đối với Trạm thu phí Hoàng Mai, Bộ GTVT đề nghị cho tiếp tục thu với lý do Bộ GTVT đang có chủ trương giao cho nhà đầu tư BOT là Liên doanh giữa Cienco 4 và TCty 319- Bộ Quốc phòng để thực hiện dự án mở rộng QL1A đoạn Km368 +400 đến Km402+320. Trạm Bàn Thạch, Bộ GTVT đề nghị chuyển thành trạm BOT Hầm đèo Cả vì Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận thu phí để hoàn vốn cho dự án BOT Hầm Đèo Cả.
Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 17/3, Bộ trưởng GTVT - ông Đinh La Thăng nói: "Quỹ bảo trì đường bộ sẽ dùng để bảo trì các đường, thuộc đầu tư vốn ngân sách nhà nước. Còn vốn đầu tư các trạm BOT, các trạm đầu tư bằng nguồn vốn khác thì các nhà đầu tư BOT và các nhà đầu tư khác thì phải bỏ tiền ra đầu tư cũng như là bảo trì sửa chữa. Chính vì vậy không có chuyện phí chồng phí...
Chúng tôi sẽ cố gắng sao cho trong thời gian sớm nhất 4 trạm thu phí đã chuyển quyền thì bao gồm các trạm trên quốc lộ 1, như trạm Bãi Cháy, Phù Đồng, Hoàng Mai… sẽ cố gắng để dừng".
Bộ trưởng Bộ GTVT thất hứa chuyện xóa trạm thu phí
Sáng 20/3, ông Trương Văn Vở, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai, cho biết Đoàn ĐBQH của tỉnh đã gửi văn bản nhắc Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng thực hiện lời hứa trong quý IV/2012 sẽ xóa bỏ trạm thu phí ở huyện Định Quán - Đồng Nai.Theo đó, lời hứa này được Bộ trưởng Thăng nêu lên tại buổi làm việc với tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng vào tháng 10-2012 về việc rà soát lại các trạm thu phí trên Quốc lộ 20. Tuy nhiên, hơn 3 tháng sau đó, trạm thu phí vẫn hoạt động bình thường, thậm chí mức phí còn tăng lên khiến người dân địa phương bức xúc nói rằng “Bộ trưởng Thăng đã thất hứa với cử tri”. “Chúng tôi hiểu rằng văn bản thông báo kết luận chỉ đạo sau buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng có tính pháp lý trong ngành. Tuy nhiên, đến nay, chỉ đạo đó chưa được thực hiện nên chúng tôi có văn bản “nhắc” lại. Chúng tôi là cơ quan dân cử và đang thực hiện chức năng giám sát của mình” - ông Vở nói. Sau khi nhận được lời nhắc của ĐBQH tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Văn Lưu, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ GTVT giải thích: " Rất khó để xóa bỏ trạm thu phí Định Quán bởi đây là trạm thu phí hoàn vốn BOT. Do Bộ trưởng Thăng rất bức xúc và quyết tâm làm sớm nhưng khi thực hiện mới phát sinh phức tạp. Nếu đình chỉ, không thu phí trạm BOT sẽ trái với hợp đồng đã cam kết trước đây, ngân hàng không thu hồi được vốn, ảnh hưởng đến đầu tư chung". |
Nguồn baodatviet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét