Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Người giàu Việt Nam tăng, lộ diện tỷ phú đô la

Số triệu phú USD của Việt Nam ngày càng tăng cao kể cả giá trị tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng nằm trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes.


Wealth-X và ngân hàng Thụy Sĩ (UBS) vừa công bố báo cáo về những người siêu giàu trên thế giới năm 2014. Trong đó, Việt Nam góp mặt 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD.
So với năm ngoái, số triệu phú USD của Việt Nam đã tăng thêm 15 người nhưng tài sản không tăng thêm. Tiêu chí của Wealth-X và UBS là thống kê những người có tài sản trên 30 triệu USD.

Tuy nhiên so với các năm 2011 và 2012, số đại gia ở Việt Nam đã tăng đáng kể, cả về giá trị tài sản. Cụ thể năm 2011, Việt Nam có 115 triệu phú nắm giữ tài sản khoảng 13 tỷ USD, còn năm 2012 các con số này tăng lên 170 người và 19 tỷ USD.
So với các quốc gia Đông Nam Á, số lượng triệu phú USD và giá trị tài sản của Việt Nam khá khiêm tốn.
So với các quốc gia Đông Nam Á, số lượng triệu phú USD và giá trị tài sản của Việt Nam khá khiêm tốn.
Trước đó, Wealth-X và UBS cũng công bố Việt Nam có 2 tỷ phú USD với tài sản khoảng 3 tỷ USD. Mặc dù không tiết lộ danh tính, nhưng một trong hai người này được cho là ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch của Vingroup.  Ông cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam trong danh sách tỷ phú của tạp chí Forbes.
Báo cáo năm nay của Wealth-X và UBS ghi nhận có 211.275 người siêu giàu, nắm giữ tài sản trị giá gần 30.000 tỷ USD tài sản. So với năm ngoái, số người giàu tăng 6% và giá trị tài sản tăng 7%.
Nước Mỹ vẫn dẫn đầu với gần 1/3 số người giàu trong danh sách và chiếm 9.630 tỷ USD tài sản của những người được thống kê. Tại Châu Á, Nhật Bản có 14.270 người siêu giàu với tài sản 2.335 tỷ USD còn Trung Quốc có 10.675 người sở hữu 1.515 tỷ USD tài sản.
Sự thật về số người siêu giàu ở Việt Nam gồm những ai... rất ít người biết. Trong báo cáo của các tổ chức trên, không một đơn vị nào công bố danh sách tên tuổi, tài sản mà họ sở hữu.
Nếu xét trên sàn chứng khoán - nơi được coi là công khai và minh bạch nhất trong các kênh đầu tư và cất giữ tài sản, số người có tài sản trị giá từ 600 tỷ đồng trở lên, tương đương khoảng 30 triệu USD để lọt tốp siêu giàu rất ít, chỉ khoảng 20 người.
Trong đó, ngoài những cái tên nghe quen tai như tỷ phú đô-la duy nhất Phạm Nhật Vượng với đế chế Vingroup, ông trùm BĐS - cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), hai đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng - BĐS - bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân - chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), “vua cá tra” Dương Ngọc Minh (HVG), “ông lớn” công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC), Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank)... và vợ con, thì còn có những ai thuộc tốp siêu giàu chưa lộ diện?
Như vậy, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đến 90%.
Ngoài những gương mặt quen thuộc được nhắc đến nhiều trên, còn những người siêu giàu nào ở Việt Nam chưa lộ diện.
Ngoài những gương mặt quen thuộc được nhắc đến nhiều trên, còn những người siêu giàu nào ở Việt Nam chưa lộ diện.
Một số gương mặt nổi lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây có thể thấy, siêu giàu còn gồm nhóm các đại gia trở về từ Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), Ngô Chí Dũng  (VPBank) …
Đến nay, nhiều doanh nhân không muốn thể hiện sự giàu có của mình. Không ít doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực mình hoạt động và có thể rất giàu có nhưng mỗi khi được nhắc tên rộng rãi đều không muốn.
Vân Nhi (Tổng hợp)

Theobaodatviet.vn

Không có nhận xét nào: