Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Bệnh sởi và cách phòng tránh bệnh sởi

 Bài 1:

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.


Bệnh sởi là gì?

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
Bệnh sởi có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ. Trong khi tỷ lệ tử vong đã giảm trên toàn thế giới do nhiều trẻ em được chủng ngừa sởi, bệnh vẫn giết chết vài trăm ngàn người mỗi năm, hầu hết ở độ tuổi dưới 5 tuổi.
Tại Hoa Kỳ, đến năm 2000 vaccine sởi đã loại trừ được bệnh sởi. Nhưng gần đây bệnh sởi đã tăng trở lại do nhiều người đã không đưa con đi chích ngừa sởi.
Tại Việt Nam, tính từ đầu năm 2013 đến ngày 10 tháng 08 năm 2013 toàn khu vực miền Bắc ghi nhận 739 trường hợp sốt phát ban nghi sởi/rubella, trong đó có 107 trường hợp xét nghiệm dương tính với virus sởi. Tại thành phố Hồ Chí Minh, sau 6 năm hầu như không có bệnh sởi, đến cuối 2013 - đầu 2014 dịch sởi bùng phát mạnh trở lại, và trong số hơn 20 trẻ bị bệnh sởi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có đến hơn 80% chưa được tiêm phòng sởi, số còn lại là tiêm chưa đủ liều.
TRIỆU CHỨNG

Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi

Triệu chứng của bệnh sởi xuất hiện từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus sởi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi bao gồm:
Sốt Ho khan Chảy nước mũi Đau họng Mắt đỏ (viêm kết mạc) Mắt nhạy cảm với ánh sáng Những đốm trắng nhỏ với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng ở vùng niêm mạc má, được gọi là đốm Koplik (Koplik's spots).
bệnh sởi 1
Phát ban da tạo thành những vệt lớn phẳng và thường hợp lưu với nhau.
bệnh sởi 2
Nhiễm trùng diễn tiến tuần tự theo các giai đoạn sau trong khoảng 2 đến 3 tuần:

Ủ bệnh . Kéo dài 7 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bạn nhiễm virus. Virus sởi tăng sinh nhưng bạn không có triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Các triệu chứng không đặc hiệu . Bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến sốt vừa, thường kèm theo ho dai dẳng, chảy nước mũi, mắt đỏ (viêm kết mạc) và đau họng. Bệnh tương đối nhẹ và có thể kéo dài hai hoặc ba ngày . Bệnh cấp tính và phát ban . Phát ban bao gồm các đốm nhỏ màu đỏ, một số có thể gờ nhẹ. Các đốm nhỏ có thể tập hợp lại thành những mảng lớn màu đỏ. Đầu tiên ban xuất hiện ở mặt, đặc biệt là sau tai và dọc theo đường chân tóc. Vài ngày sau, ban lan xuống cánh tay và thân mình, sau đó đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, sốt cao đột ngột, thường là 104-105 o F (40-40,6 o C). Ban sởi lặn và mờ dần cũng theo thứ tự từ mặt xuống chân. Thời gian lây bệnh . Một người bệnh sởi có thể lây lan virus cho người khác trong khoảng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục 4 ngày kể từ khi ban xuất hiện.
KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng bạn hoặc con của bạn có thể đã tiếp xúc với bệnh sởi, hoặc nếu bạn hoặc con bạn bị phát ban giống sởi. Cho bác sĩ xem hồ sơ chủng ngừa của gia đình bạn, đặc biệt là ở thời điểm trước khi bắt đầu học tiểu học, trước khi học đại học và trước khi đi nước ngoài.
NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân gây bệnh sởi

Virus gây bệnh sởi rất dễ lây lan. Chúng sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người bị nhiễm. Do đó người bị nhiễm virus có thể lây bệnh từ khi chưa có triệu chứng sởi.
Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, các giọt chất tiết bắn vào không khí và người khác có thể hít phải chúng. Khi các giọt chất tiết này rơi trên bề mặt, virus vẫn hoạt động và lây nhiễm trong nhiều giờ. Bạn có thể bị nhiễm virus khi chạm tay lên bề mặt bị nhiễm rồi cho tay vào miệng hoặc mũi hoặc dụi mắt.
YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi

Không tiêm chủng . Những người chưa được tiêm ngừa bệnh sởi rất dễ mắc bệnh. Du lịch nước ngoài . Người chưa được chủng ngừa đi du lịch đến các nước đang phát triển (nơi bệnh sởi phổ biến hơn) có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Thiếu vitamin A . Những người có chế độ ăn thiếu vitamin A dễ bị bệnh sởi và khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn .
BIẾN CHỨNG

Các biến chứng của bệnh sởi

Các biến chứng của bệnh sởi có thể bao gồm:
Nhiễm trùng tai do vi khuẩn (viêm tai giữa) : là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi. Viêm phế quản, viêm thanh quản Viêm phổi . Viêm phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh sởi. Những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm phổi nặng và có thể dẫn đến tử vong. Viêm não . Khoảng 1.000 người mắc bệnh sởi thì có 1 người có biến chứng viêm não. Viêm não có thể gây ói mửa, co giật, và có thể hôn mê hoặc tử vong. Viêm não có thể xảy ra sớm ngay sau bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra vài tháng sau đó. Ảnh hưởng thai nhi . Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh sởi, vì bệnh có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) . Bệnh sởi có thể dẫn đến giảm tiểu cầu, một loại tế bào máu rất cần thiết cho quá trình đông máu.
CHUẨN BỊ CHO CUỘC HẸN CỦA BẠN
Nếu bạn nghi ngờ bạn hoặc con bạn bị bệnh sởi, hãy đi khám bác sĩ.
Những gì bạn có thể làm:
Viết ra các triệu chứng của bạn hoặc con bạn, bao cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan đến bệnh này. Ghi lại thông tin cá nhân chính, bao gồm cả quá trình du lịch gần đây. Liệt kê các loại thuốc, vitamin bổ sung mà bạn hoặc con bạn sử dụng. Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ.
Một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ:
Nguyên nhân của các triệu chứng này là gì? Có nguyên nhân nào khác có thể? Những phương pháp điều trị hiện có và phương pháp bác sĩ đề nghị là gì? Tôi có thể làm để con tôi thoải mái hơn? Có tài liệu gì mà tôi có thể mang về nhà không? Bác sĩ có thể giới thiệu cho tôi 1 số trang web liên quan không?
Bác sĩ có thể hẹn khám vào 1 giờ nhất định nào đó sao cho giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Ngoài ra, bác sĩ phải báo cáo cho y tế địa phương nếu họ cho rằng cho rằng bạn hoặc con bạn bị bệnh sởi.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi như:
Bạn hoặc con bạn đã chủng ngừa bệnh sởi chưa? Khi nào? Gần đây bạn có đi du lịch ra nước ngoài? Gia đình của bạn còn có ai khác không? Nếu có, họ đã được chủng ngừa bệnh sởi chưa?
Những điều bạn có thể làm trong khi chờ đợi:
Uống nhiều nước, nhất là những nước có nhiều chất điện giải như dung dịch bù nước đường uống (ORS, Hydrite), nước trái cây… Dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để hạ sốt nếu sốt làm cho bạn hoặc con bạn không thoải mái. Không dùng aspirin cho trẻ em do nguy cơ bị hội chứng Reye, bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.
XÉT NGHIỆM VÀ CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán bệnh sởi thế nào?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh sởi dựa trên đặc điểm phát ban và điểm Koplik trên lớp niêm mạc bên trong má. Nếu cần thiết, xét nghiệm máu có thể giúp xác định bệnh sởi.
ĐIỀU TRỊ

Các phương pháp điều trị sởi

Không có điều trị tiệt trừ bệnh sởi (không có thuốc diệt virus sởi hay ngăn chặn hình thành bệnh sởi sau khi bị nhiễm virus). Tuy nhiên có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ những người đã tiếp xúc với virus.
Chủng ngừa sau phơi nhiễm . Những người chưa được miễn dịch, bao gồm cả trẻ nhũ nhi, có thể tiêm vaccine sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus sởi, để bảo vệ chống lại bệnh. Nếu bệnh sởi vẫn phát triển, bệnh thường có triệu chứng nhẹ hơn và kéo dài trong thời gian ngắn hơn . Globulin miễn dịch . Phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi và những người có hệ miễn dịch suy yếu sau tiếp xúc với virus có thể được tiêm protein (kháng thể) gọi là globulin miễn dịch. Khi được tiêm globulin trong vòng 6 ngày sau khi tiếp xúc virus, các kháng thể này có thể ngăn ngừa bệnh sởi hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng.
Thuốc
Thuốc hạ sốt . Sử dụng acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để làm dịu cơn sốt. Không dùng aspirin cho trẻ em. Thuốc kháng sinh . Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu bạn hoặc con bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn (như viêm phổi, viêm tai giữa) trong khi đang bị bệnh sởi. Vitamin A . Những người thiếu vitamin A dễ bị bệnh sởi nặng. Dùng vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi. Vitamin A thường được cho liều cao 200.000 đơn vị quốc tế (IU) trong hai ngày.
CHĂM SÓC HỖ TRỢ
Nghỉ ngơi. Uống nhiều nước, nước trái cây và trà thảo dược để thay thế dịch bị mất do sốt và đổ mồ hôi. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm ho và đau họng. Để đôi mắt nghỉ ngơi. Nếu bạn hoặc con bạn thấy khó chịu với ánh sáng, hãy giảm độ sáng của ánh đèn hoặc đeo kính râm. Ngoài ra, tránh đọc sách hay xem tivi nếu ánh sáng từ đèn đọc sách hoặc từ tivi gây khó chịu.
PHÒNG NGỪA

Phòng ngừa bệnh sởi như thế nào?

Nếu một người nào đó trong gia đình của bạn bị bệnh sởi, cần phải:
Cách ly. Bệnh sởi rất dễ lây lan, cần phải cách ly những người đang mắc bệnh sởi, nghỉ học hoặc nghỉ làm trong thời gian bệnh, đặc biệt phải tránh tiếp xúc với những người trong gia đình chưa có miễn dịch. Chủng ngừa . Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi và chưa được chủng ngừa đầy đủ cần được tiêm ngừa sởi càng sớm càng tốt, bao gồm cả người lớn tuổi chưa được tiêm ngừa và trẻ trên sáu tháng tuổi.
Dự phòng lây nhiễm mới
Nếu bạn đã từng bị sởi, cơ thể bạn đã có miễn dịch chống lại sởi, và bạn sẽ không bị bệnh sởi lần nữa.
Với tất cả những người khác, vaccine sởi rất quan trọng để:
Tăng cường và bảo vệ miễn dịch. Kể từ khi vaccine sởi ra đời, bệnh sởi đã hầu như được loại bỏ ở Hoa Kỳ mặc dù không phải ai cũng đã chủng ngừa. Hiệu ứng này được gọi là miễn dịch "bầy đàn". Nhưng hiện nay miễn dịch có thể bị suy yếu một chút. Tỷ lệ bệnh sởi ở Mỹ gần đây đã tăng gấp đôi. Tương tự đối với tình hình ở Việt Nam hiện nay. Ngăn chặn sự hồi sinh của bệnh sởi. Ngay sau khi tỉ lệ tiêm chủng sụt giảm, sởi đang bắt đầu quay trở lại
Nguồn dienbao.net
Bài 2:

Phó trưởng khoa Truyền nhiễm bệnh viện nhi Trung ương hướng dẫn chăm sóc và phòng bệnh sởi

1. Chăm sóc trẻ bị sởi:
- Cho trẻ cách ly, tránh nơi đông người
- Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, đủ ánh sáng.
- Cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ đủ.
- Vệ sinh răng miệng, thân thể cho trẻ, giữ ấm khi trời lạnh, tránh tập tục kiêng nước, kiêng gió.
- Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý 9% hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
- Cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng, các thức ăn giầu vitamin đặc biệt là vitamin A
- Cho trẻ uống đủ nước, ORS hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy cho trẻ bú nhiều hơn, chú ý bù đủ nước và điện giải.
- Chườm ấm khi trẻ sốt nhẹ, uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
- Cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt phát ban dạng sởi để được khám và điều trị kịp thời.
- Một số dấu hiệu nặng của bệnh:
+ Trẻ mệt, li bì hoặc kích thích, bú kém, bỏ bú
+ Sốt cao, ho nhiều, thở nhanh, khó thở, tiêu chảy…
+ Ban lặn hết mà trẻ còn sốt.
2. Phòng bệnh cho trẻ:
- Phòng bệnh chủ động bằng vắccin:
+ Tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
+ Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
- Phòng bệnh chung:
+ Cách ly bệnh nhân sởi, hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế tập trung nơi đông người.
+ Người bệnh, người chăm sóc bệnh nhân sởi, nhân viên y tế cần sử dụng khẩu trang y tế.
+ Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng đủ.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Lâm - Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm
                                                                                                               Nguồn dienbao.net

1 nhận xét:

Unknown nói...

Quan trọng nhất là tăng cường dinh dưỡng , vi ta min hoa quả như cam chanh và các quả có nhiều vitamin C
vệ sinh răng miệng, cách ly con mình với trẻ mắc Sởi và khu vực có Sởi lưu hành.