- Thời gian tới, một số cửa khẩu Trung Quốc với Việt Nam có khả năng sẽ dừng một thời gian để họ chấn chỉnh các quy định.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết tại cuộc họp báo chiều 27/6.
Trung Quốc tạm đóng cửa khẩu
Cụ thể, tờ Tiền Phong dẫn lời Thứ trưởng Hà Công Tuấn: “Chúng tôi vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang tăng cường giám sát xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thời gian tới, thậm chí một số cửa khẩu có khả năng sẽ dừng một thời gian để họ chấn chỉnh các quy định”.
Theo số liệu thống kê được đưa ra tại cuộc họp báo, xuất khẩu với Trung Quốc ở một số mặt hàng nông sản, thủy sản đang có dấu hiệu giảm sâu. Tiêu biểu như cao su, nửa đầu năm ngoái chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu, nhưng 6 tháng đầu năm nay 37%.
Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn cho biết, đã rà soát lại các thị trường, đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các bộ ngành, làm việc với các nước để tháo gỡ những vướng mắc về kỹ thuật, vận động các nước để mở cửa thị trường.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, nếu thị trường Trung Quốc “kẹt”, một số mặt hàng sẽ tiếp tục khó khăn là cao su, thanh long, một số loại rau quả và những mặt hàng tươi sống.
"Tuy nhiên, thời gian tới, xuất khẩu nông sản sẽ khả quan do tìm kiếm thêm thị trường mới, trong đó có những nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, lâm sản", Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
|
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản, khoáng sản sang Trung Quốc giá thấp nhập về sản phẩm đã qua chế biến, máy móc thiết bị giá cao |
Thông tin tại cuộc họp báo, ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Chế biến nông lâm sản và Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nhiều nông sản Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Trong đó, lúa gạo, cao su, thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng, còn thanh long, vải, bột sắn, thị trường này chiếm 80-90%.
Theo ông Hòa, Trung Quốc là thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng, nên “ăn hàng” khá mạnh. Với điều kiện nông sản Việt Nam chưa được chế biến sâu, hệ thống bảo quản còn kém, thì đây là thị trường thuận lợi.
Kinh tế không ảnh hưởng quá nặng
Cùng ngày, tại cuộc họp báo về Kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định rằng, nếu quan hệ thương mại bị ngưng trệ thì GDP dự kiến giảm 10 điểm %, nhưng chúng ta không bao giờ ngồi yên mà phải tìm nguồn hàng khác thay thế.
Ông Lâm phân tích, năm 2012 khi GDP của Việt Nam là 156 tỉ đô la Mỹ, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 12,8 tỉ đô la Mỹ, tức tương đương 12,1% GDP. Cũng năm này, trong tổng giá trị nhập khẩu là 118 tỉ đô la Mỹ, thì 25% là từ Trung Quốc.
Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và xuất nhập khẩu, bà Lê Thi Minh Thủy cho biết, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc lên tới trung bình 23%/năm, cao hơn so với mức trung bình 19%/năm với các thị trường khác.
|
Thương nhân Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu vào Việt Nam. Ảnh: China Daily |
Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng tới