Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thần Dược Đông Trùng Hạ Thảo Và Cách Phân Biệt Thật – Giả?

image00
Đông Trùng Hạ Thảo là một loại thuốc quý hiếm và nổi tiếng khắp thế giới. Sách Y học Cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông Trùng Hạ Thảo là một vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tủy, chỉ huyết hóa đàm”; “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”; “Tư âm tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”… có thể chữa được “Bách hư bách tổn”. Đông Trùng Hạ Thảo là một vị thần dược được các vua chúa thời xưa tin dùng. Tuy nhiên, ngoài thị trường hiện nay giá thành của Đông Trùng Hạ Thảo không hề rẻ, không phải ai cũng có khả năng… để sử dụng. Vì vậy, thật không may nếu người tiêu dùng bỏ ra một số tiền lớn nhưng lại mua nhầm phải hàng giả. Sau đây là một vài gợi ý có thể giúp người sử dụng  thu được lợi ích tốt nhất từ loại thần dược này.

Cách phân biệt Đông Trùng Hạ Thảo thật hay giả?

Theo Tiến sĩ Lưu Mạnh Phát, Đông trùng hạ thảo rất tốt đối với sức khỏe nếu sử dụng đúng hàng thật. Còn ngược lại, cũng có thể rước thêm bệnh vào người nếu như chẳng may dùng nhầm hàng giả. Vì vậy, để phân biệt Đông trùng hạ thảo thật hay giả cần lưu ý những điều sau:
Điều đầu tiên là quan sát hình dáng bên ngoài. Đông trùng hạ thảo do chất đệm nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu
sâu non giống như con tằm, dài chừng 3-5cm, đường kính khoảng 0,3-0,8cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả 8 cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà. Còn Đông trùng hạ thảo giả thường được làm từ thân củ của Địa tàm và Thảo thạch. Quan sát hàng giả sẽ thấy có cạnh gờ hơi cong và số đốt là 3-15, bên ngoài có màu vàng nhạt, dài độ 2-3cm, đường kính 0,1-1,0cm, đặc biệt chất giòn, mặt cắt có màu trắng.
image02
Sau khi đã quan sát hình dáng bên ngoài của Đông Trùng Hạ Thảo, nên kiểm tra thêm bằng những cách sau:
Phân biệt bằng cảm giác (thử bằng tay): Nhẹ nhàng cầm một nắm Đông trùng hạ thảo lên, lắc lắc trên tay cảm nhận trọng lượng, hàng thật sẽ có cảm giác nhẹ như cỏ khô. Ngược lại, Đông trùng hạ thảo giả cầm trên tay có cảm giác nặng, mắt, vân và chân không tự nhiên.
Phân biệt bằng khứu giác: Khi mở hộp đựng Đông trùng hạ thảo ra, sẽ ngửi ngay thấy mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương rất đậm. Đông trùng hạ thảo làm giả không có mùi này, nếu có cũng không phải là mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương mà là mùi tanh của cá, mùi nước hoa giả hoặc mùi nguyên liệu hóa học.
Phân biệt bằng vị giác: Khi cho Đông trùng hạ thảo vào miệng nhai vụn như nhai hạt đậu nành, càng nhai càng thơm, trong miệng có mùi thơm như mùi thịt gà. Nếu cho Đông trùng hạ thảo giả vào miệng nhai sẽ có cảm giác cứng, sau khi nhai có nước bọt tiết ra sẽ thấy giống bột đất sét, đến khi không thể nhai nữa nó hoàn toàn không có mùi thơm của thịt mà có mùi đất rất nồng.

Cách sử dụng Đông trùng hạ thảo tốt nhất?

Cách dùng Đông trùng hạ thảo có rất nhiều, nhưng có thể quy về hai cách nấu: Cách đầu tiên là nấu Đông trùng hạ thảo cùng với thức ăn để ăn cùng chẳng hạn như dùng Đông trùng hạ thảo để nấu cháo, nấu canh thịt… Cách thứ hai là sơ chế Đông trùng hạ thảo rồi ăn, ví dụ như tán nhỏ Đông trùng hạ thảo và nuốt hoặc dùng để pha trà, ngâm rượu. Hai cách này thì cách nào tốt hơn? Có người nói cách đầu tiên tốt, có người lại nói cách sau tốt, khiến nhiều người tiêu dùng lúng túng.
Cách đầu tiên, dùng Đông trùng hạ thảo nấu với thực phẩm rồi mới ăn nên rất vệ sinh, các thành phần có lợi trong Đông trùng hạ thảo kết hợp với các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm, phát huy tốt hơn nữa tác dụng làm thức ăn bổ dưỡng và trị bệnh, nhưng nhược điểm là nấu với thức ăn có thể làm mất đi một lượng nhất định các thành phần dưỡng chất của Đông trùng hạ thảo.
Cách thứ hai có ưu điểm là các thành phần bổ dưỡng trong Đông trùng hạ thảo hầu như không bị mất đi, nhưng nhược điểm là khi ăn rất nhạt nhẽo. Các thành phần dưỡng chất chỉ giới hạn ở trong Đông trùng hạ thảo, không thể kết hợp với các thành phần dưỡng chất trong thức ăn, nên không thể phát huy hết hiệu quả. Hơn nữa, ăn như thế còn không được vệ sinh cho lắm.
Hai cách sử dụng này đều có ưu và nhược điểm, người tiêu dùng có thể tùy ý áp dụng. Bình thường khi ăn cũng không nhất thiết phải để ý đến cách dùng tốt nhất, tuy nhiên nếu bắt buộc phải so sánh hai cách dùng trên xem cách nào tốt hơn, thì trong trường hợp có thời gian và điều kiện cho phép nên cố gắng dùng theo cách thứ nhất. Mặc dù các thành phần dưỡng chất có thể mất đi chút ít, nhưng khi nấu dùng lửa nhỏ và thời gian trong vòng 2 tiếng thì có thể hạn chế thất thoát các dưỡng chất và bù lại sẽ được những lợi ít sau:
- Làm Đông trùng hạ thảo vệ sinh hơn, vì Đông trùng hạ thảo được đào từ dưới đất lên, trong quá trình phơi khô, bảo quản, vận chuyển không thể tránh khỏi bị nhiễm các loại nấm mốc- những thứ càng tốt thì khi ăn chúng ta càng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Có thể kết hợp với chất dinh dưỡng trong thực phẩm và các thành phần có lợi khác trong thực phẩm giúp công hiệu của Đông trùng hạ thảo được nâng cao thêm một bậc.
Các thành phần có lợi trong Đông trùng hạ thảo kết hợp với thực phẩm sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thu các chất này của cơ thể vì đối với hệ tiêu hóa của người thì thực phẩm là thứ gần gũi nhất và dễ tiếp nhận nhất.
image01
Ảnh: Người tiêu dùng nên tham khảo và xem xét kỹ nguồn gốc và công dụng của Đông trùng hạ thảo trước khi mua.

 Lý Hương
                                                                                    Nguồn vietdaikynguyen.com

Không có nhận xét nào: