Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

"Người Việt lười biếng, muốn giàu nhanh nên thích làm quan?"

 Sau bài viết “Người Việt thích kiếm tiền nhưng không chăm chỉ” với những ý kiến cá nhân của ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc, bạn đọc đã gửi nhiều ý kiến phản hồi. Trong hàng trăm bình luận, độc giả đều đồng tình với cách nhìn nhận của doanh nhân người Nhật này về cách nghĩ, quan điểm của người Việt.

Giáo dục chưa thể đáp ứng lý thuyết và thực tiễn

Độc giả Phạm Thị Hạnh nhận định: thực sự quá đúng, sinh viên học ở các trường đại học nổi tiếng ra nhưng ko hề biết làm, tại vì chưa được tiếp xúc với thực tiễn, học chưa đi đôi với hành, các bạn trẻ quá thụ động và ỷ lại vào bằng cấp. Việt Nam vẫn còn cơ chế chạy theo bằng cấp quá nhiều, muốn vào vị trí nào đó phải có bằng cấp đi kèm ko hề quan tâm tới năng lực thật sự.
Độc giả Trương Thành Sơn bày tỏ: Ý kiến này quá đúng. Các trường đại học mọc ra như nấm mùa mưa, tốt nghiệp xong nhăm nhăm tìm một phòng lạnh để ngồi nhận lương cho sướng thì làm sao xã hội phát triển được.
Để có một nước Nhật, Hàn quốc, Đài Loan như bây giờ cần triệu triệu người làm việc mười mấy tiếng một ngày ở công xưởng. Làm gì có một xã hội giàu có văn minh khi ai cũng thích ngồi phòng lạnh.
Bạn đọc Viettoan bày tỏ về ý kiến của CEO này: Ông này nói quá đúng vì mình cũng là thợ cơ khí và cũng là người đi rất nhìều công trình lớn của VN, được tiếp xúc và nhìn thấy khá nhiều chuyên gia nước ngoài họ rất giỏi việc gì cũng làm đựơc. Kỹ sư kỹ thụât VN thì chẳng biết gì(NẢN).
Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc)
Ito Junichi (người Nhật, CEO Công ty World Link Japan Inc)
Một độc giả có tên Steve nhìn nhận vấn đề: Tôi rất tán thành nhân xét của ông Ito Juchini. Thật vậy, người Việt từ trước đến nay chỉ thích khoa bảng, họ coi thường lao động chân tay. Ví dụ, như người kỹ sư, bác sĩ.
Bản thân tôi là một electrical engineer cũng đã trải nghiệm ra vấn đề đó. Khác với quan niệm của người Mỹ, Tây Phương, hoặc người Nhật. Tôi nghĩ rằng, cha mẹ và ông bà nên Tôn trọng ý nghĩ của con cháu và có cái nhìn khác về những người lao động tay chân, những người thợ chuyên nghiệp bởi vì họ kiếm sống bằng mồ hôi, nước mắt, và kỹ năng của họ.
Người Việt chỉ thích làm quan chức
Còn độc giả Tran Tam có một cách nhìn nhận riêng: Ông giám đốc người Nhật nói rất chuẩn, xã hội bây giờ ai cũng thích làm quan chức, học đại học ra cũng chỉ phấn đầu làm quan, nói thì cái gì cũng hay nhưng chẳng ai muốn làm. Độc giả Bút Tre Mới có những nhận định rất thẳng thắn về vấn đề này: Ông người Nhật này nói đúng nhưng vì sao lại như vậy? Có phải lỗi tại người lao động không?
Tôi thấy rất nhiều bạn đã đề cập đến rồi, mà nguyên nhân quan trọng nhất là thu nhập của quan (trong đó rất nhiều quan chỉ sáng cắp ô đi tối cắp về) lại "một trời một vực" so với người cả ngày "đầu tắt mặt tối". Vậy thì ai còn muốn lao động trực tiếp nữa đây? Có lẽ chỉ còn những người "dân trí quá thấp", chẳng làm sao được thì phải chịu thôi.
Trong khi đó, độc giả Phạm Đức Thịnh bày tỏ: ông chuyên gia người Nhật nói rất đúng. Đây là lỗi của cả xã hội. Bây giờ đến đâu tôi cũng nghe thấy chữ cán bộ. Sao mà nhiều cán bộ thế. Tôi sợ cán bộ lắm, nói kiểu gì cũng được, nên không biết thực bụng của cán bộ.
Người Việt Nam không thích lao động chân tay
Người Việt Nam không thích lao động chân tay
Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại
Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:
“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.  
Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”
Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,... hay xem thường những ngành nghề chân tay,... đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.
Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”
Minh Tuệ

Theo baodatviet.vn

Không có nhận xét nào: