Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Chiến hạm Ấn Độ đến Việt Nam là ‘thông điệp ngầm’ gửi Trung Quốc


Chủ nhật 09/06/2013 07:00
Theo tờ The Telegraph của Ấn Độ, việc hải quân nước này cử 4 tàu chiến đến Biển Đông và cập cảng Tiên Sa của Việt Nam chính là một thông điệp ngầm nhắc nhở Trung Quốc rằng “Biển Đông không phải là ao nhà của họ”.
Chiến hạm INS Ranvijay của Ấn Độ neo đậu tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng.
Trong bài báo có tiêu đề “Diễn tập hải quân với Việt Nam để thử Trung Quốc”, tờ The Telegraph đã nhắc lại sự kiện xảy ra cách đây 2 năm, khi chiến hạm INS Airavat của hải quân Ấn Độ vừa rời khỏi một cảng của Việt Nam và đang di chuyển trên Biển Đông thì bị một tàu chiến tự xưng là hải quân Trung Quốc “cảnh cáo” rằng tàu của Ấn Độ đang “xâm phạm vùng biển của Trung Quốc”. Mặc dù khi đó phía Ấn Độ không có

phản ứng gì nhưng “lần này, khi 4 chiến hạm lại một lần nữa đi vào Biển Đông và cũng cập cảng Việt Nam, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang chăm chú lắng nghe phản ứng của Trung Quốc”, tờ The Telegraph bình luận.
Cũng theo tờ báo này, việc hải quân Ấn Độ và hải quân Việt Nam quyết định tổ chức một cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn trên biển không phải là một sự ngẫu nhiên. Nó được diễn ra vào một thời điểm “rất phù hợp” khi mà Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ AK Antony vừa trở về New Delhi sau chuyến thăm 3 nước Á-Thái Bình Dương và đặc biệt hơn nữa là ngay sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa đi thăm Ấn Độ và 2 nước cũng vừa giải quyết xong vụ căng thẳng kéo dài 3 tuần giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc về vấn đề chủ quyền, biên giới ở Daulat Ladakh.
“Có một sự trung hợp nữa là cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, nơi hạm đội chỉ huy của Chuẩn Đô đốc P. Ajith Kumar neo đậu vào đúng thời điểm mà sông Hàn chảy vào Biển Đông”, tờ The Telegraph ví von đầy hàm ý.
Đội tàu 4 chiếc của Ấn Độ bao gồm INS Satpura, "tàng hình tàu khu trục nhỏ" do Ấn Độ tự sản xuất, tàu khu trục INS Ranvijay, tàu hộ vệ tên lửa INS Kirch và tàu hậu cần INS Shakti. Các tàu chiến này không chỉ hiện diện tại Biển Đông mà còn xuất hiện cả ở biển Hoa Đông trong khu vực quần đảo Senkaku, nơi Trung Quốc và Nhật Bản đang căng thẳng quanh vấn đề chủ quyền đối với quần đảo này. Rõ ràng, sự xuất hiện của tàu chiến hải quân Ấn Độ là một sự biểu dương lực lượng và sức mạnh rất có chủ ý.
Tàu khu trục tàng hình INS Satpura do Ấn Độ tự sản xuất.
Mặc dù vậy, như ông Bộ trưởng quốc phòng Antony đã nhấn mạnh trong chuyến thăm Singapore, Australia và Thái Lan rằng Ấn Độ “ủng hộ tự do hàng hải trong vùng biển và an ninh của các tuyến đường giao thông trên biển quốc tế".
"Chúng tôi ủng hộ việc giải quyết các khác biệt và tranh chấp thông qua quá trình đối thoại và đồng thuận giữa các bên tranh chấp. Tất cả các nước phải kiềm chế và giải quyết các vấn đề ngoại giao, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ", ông Antony nói. Chuyến thăm của Antony đến Bangkok đã trùng hợp với một cuộc họp của các đại diện của Trung Quốc và các nước ASEAN về phát triển Bộ Quy tắc ứng xử (COC) để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.
Tờ The Tegrpah còn cho rằng, không chỉ có việc di chuyển trên Biển Đông hay cập cảng Việt Nam của đội tàu chiến Ấn Độ mới là “thông điệp” mà nước này muốn gửi đến Trung Quốc mà chính thời gian và điểm dừng chân của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ trong chuyến thăm các nước châu Á – Thái Bình Dương vừa qua mới là “lời cảnh báo” mạnh mẽ nhất. Singapore, Thái Lan và Australia đều là những đồng minh lớn nhất của Mỹ trong khu vực.
Ở Perth (Australi), nơi Bộ trưởng Quốc phòng Úc Stephen Smith đã đề nghị tăng cường các mối quan hệ quân sự lớn hơn với Ấn Độ, ông Antony cho biết New Delhi và Canberra sẽ tổ chức một cuộc tập trận hải quân lớn trong khu vực Ấn Độ Dương vào năm 2015.
Tại Singapore, ông AK Antony đã chứng kiến việc ký kết gia hạn thêm 5 năm Hiệp ước cung cấp cơ sở huấn luyện quân sự cho lục quân và không quân Singapore. Trên đường đến Biển Đông, đội tàu chiến Ấn Độ cũng đã tổ chức cuộc tập trận "Simbex", với hải quân Singapore.
Tại Bangkok, ông Antony đã mời Thái Lan tới thăm các cơ sở sản xuất quốc phòng Ấn Độ và sẵn sàng xuất khẩu các nhà máy này nếu Thái Lan muốn. Cả 3 quốc gia Thái Lan, Singapore và Australia đều đang sử dụng thiết bị quân sự do Mỹ chế tạo và là nơi cung cấp căn cứ quân sự cho Mỹ thông qua thỏa thuận sâu rộng. Mỹ cũng đã nhiều lần đề nghị Ấn Độ cho phép quân đội nước này đặt căn cứ nhưng New Delhi vẫn chưa đồng ý.
Ông Antony dừng chân Singapore chỉ một ngày sau khi Đối thoại Shangrila kết thúc. Đối thoại Shangrila là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Viện nghiên cứu chiến lược có trụ sở ở London, thu hút sự tham dự của hầu hết các bộ trưởng quốc phòng châu Á (kể cả của Trung Quốc). Ấn Độ đã cử Tham mưu trưởng hải quân, Đô đốc DK Joshi đến dự.
“Nếu chịu khó để ý và xâu chuỗi các sự kiện, người ta sẽ thấy bằng chuyến đi Singapore, Australia và Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã báo hiệu rằng New Delhi thúc đẩy các mối quan hệ quân sự song phương với các quốc gia châu Á và tránh xa những gì có thể khiến Ấn Độ bị đánh giá là “liên minh với Trung Quốc” – một thái độ không thể rõ ràng hơn”, The Telegraph kết luận.

Không có nhận xét nào: